New Videos from Youtube
Hiển thị các bài đăng có nhãn mẹo vặt chữa bệnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mẹo vặt chữa bệnh. Hiển thị tất cả bài đăng

tránh ung thư do dùng điện thoại di động

Mẹo vặt tránh nghe điện thoại ung thư não. Không nên sử dụng điện thoại di động trong không gian có kim loại, nghe tai nghe

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không phủ nhận kết luận điện thoại di động có thể gây ung thư, cụ thể là ung thư não. Nhưng cũng có những cách có thể hạn chế nguy cơ này.
Nhưng bạn không cần phải thét lên kinh hoàng và ném điện thoại đi đâu, bởi ngày nay, điện thoại di động là vật dụng vô cùng quan trọng. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải làm thế nào để tránh được sóng của di động, gây nguy hiểm cho sức khỏe tránh ung thư mà thôi.
1. Một bộ tai nghe. Nghe nói thì đơn giản, nhưng hóa ra không đơn giản chút nào. Tai nghe Bluetooth sẽ bổ sung thêm bức xạ bluetooth vào với bức xạ bức xạ điện thoại di động – tuy không phải là nhiều, nhưng vẫn đủ gây nguy hiểm… và một lúc khác, nếu bạn đang mang điện thoại trong túi, nó sẽ càng làm tăng lượng sóng. Vậy nên, tốt nhất hãy tránh xa những thiết bị không dây này, chỉ thực sự mang theo mình khi cần thiết.
2. Hãy đọc nhãn hiệu khi mua một điện thoại di động mới. Nếu chú ý bạn sẽ thấy có chỉ số SAR (Specific Absorption Rate – Tỷ lệ hấp thụ đặc biệt). Chỉ số này cho biết cơ bản có bao nhiêu lượng phóng xạ phát ra. Lượng này càng thấp hơn càng tốt.
3. Nếu bạn đang ở trên một quán bar, các điện thoại di động đang “làm việc thêm giờ” để bắt các tín hiệu – có nghĩa là các bức xạ sẽ nhiều hơn nữa. Điều này cũng đồng nghĩa với các tín hiệu bị tắc nghẽn, và dễ bị gián đoạn các cuộc đàm thoại. Lúc này, tốt nhất bạn không nên thực hiện cuộc gọi đường dài tại đó mà nên đi xa hơn sẽ tốt hơn.
4. Khi quay một số, làm tăng bức xạ. Cho nên, hãy chờ cho đến khi cuộc gọi kết nối trước khi đưa điện thoại lên tai để nghe.
5. Trong văn phòng, nên để điện thoại di động lên bàn hoặc trong túi xách thay vì để trong túi của mình.
6. Sử dụng chức năng loa ngoài của điện thoại bất cứ khi nào có thể, đặc biệt là cho những cuộc gọi hội thoài dài hay trong khi chờ đợi dịch vụ khách hàng.
7. Không sử dụng điện thoại di động của bạn trong không gian có kim loại xung quanh như thang máy, xe hơi, xe buýt… vì không gian này được coi là một cái bẫy bức xạ và nó cũng làm cho sóng điện thoại yếu đi nhiều.
8. Nếu bạn sử dụng điện thoại di động như một đồng hồ báo thức, cố gắng giữ nó xa khỏi giường một chút. Khoảng cách sẽ giúp giảm một nửa nguy cơ nhiễm xạ.
9. Bổ sung nhiều chất chống oxy hóa. Các chất chống ôxy hóa sẽ bù đắp thiệt hại bức xạ điện thoại di động tới hệ thống miễn dịch. Bức xạ điện thoại di động làm giảm khả năng của cơ thể để chữa bệnh – có nghĩa là, nó sẽ làm cho bạn trông già hơn và dễ bắt bệnh ngay cả khi bạn không có nguy cơ bị các khối u não. Khuyến khích cơ thể của bạn để chữa lành.
10. Không cho trẻ em dùng điện thoại di động. Chắc chắn bạn đã biết ung thư  . Hộp sọ của trẻ nhẹ hơn của người lớn nên bức xạ đến não dễ dàng hơn. Nếu việc trang bị di động cho con là cần thiết, nên khuyên trẻ chỉ dùng trong những trường hợp cần thiết và khẩn cấp. Và tất nhiên, không thể bỏ qua việc giáo dục về sự nguy hiểm của việc sử dụng điện thoại di động với trẻ.

Cách dùng tía tô làm thuốc

Tía tô (tử tô) vị cay, mùi thơm, tính ấm, là loại cây được trồng rất nhiều ở làng quê Việt Nam. Lá tía tô dùng để ăn sống hoặc nấu chín, là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn. Các bộ phận của cây tía tô: lá tía tô (tô diệp), hạt tía tô (tô tử), cành tía tô (tô ngạnh) còn là vị thuốc quý chữa nhiều bệnh.
Các bộ phận của cây tía tô đều có giá trị phòng chữa bệnh.
Cách dùng tía tô làm thuốc
Tán hàn, giải biểu: tía tô 8g, hương phụ 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Sắc uống. Dùng cho chứng cảm mạo phong hàn, đau đầu do hàn, do nhiệt, vùng ngực đầy trướng.
Trừ đờm, dịu ho: dùng một trong các bài:
Bài 1: tô diệp 8g, sinh khương 8g, hạnh nhân 12g, bán hạ 12g. Sắc uống. Trị ngoại cảm phong hàn, trong thì có đờm trệ, ho có đờm.
Bài 2: tô tử 10g, bạch giới tử 10g. Tán bột. Uống với nước sắc lá táo chua và dây tơ hồng. Chữa ho, trừ đờm.
Bài 3: tô tử 10g, bạch giới tử 10g, lai phục tử 10g. Sao vàng, tán nhỏ, cho vào túi, sắc lấy 200ml. Chia uống 3 lần trong ngày. Trị ho hen có đờm, tức ngực khí ngược.
Lý khí, an thai: tía tô 8g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, trần bì 12g, đại phúc bì 8g, cam thảo 4g, sinh khương 8g. Sắc uống. Dùng khi đau trướng ngực; bụng, lưng, sườn đau; thai động không yên.
cach-dung-tia-to-lam-thuoc
Cháo tía tô tốt cho phụ nữ có thai đầy bụng, nôn, đau đầu, chóng mặt, khát nước.
Kiện vị, cầm nôn:
Bài 1: tía tô 8g, ngũ vị 4g, tang bạch bì 12g, phục linh 12g, chích thảo 4g, thảo quả 4g, đại phúc bì 12g, cát cánh 12g, sinh khương 12g. Sắc lấy nước, thêm ít muối, uống. Trị các chứng tâm hạ trướng đầy, nôn ọe, không ăn được mà thiên về hàn.
Bài 2: tô diệp 4g, hoàng liên 2,5g. Hãm với nước để uống. Trị phụ nữ có thai hồi hộp không yên.
Giải độc thức ăn cua cá: Có thể dùng 12g tươi hay khô sắc uống.
Phòng và chữa sốt xuất huyết: tía tô 15g, rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g, bông mã đề 20g. Sắc uống.
Một số món ăn bài thuốc có tía tô
Nước hãm gừng tươi tía tô: lá tía tô 30g, gừng tươi 15g, sắc hãm 15 phút, gạn nước thêm đường uống. Dùng cho các trường hợp ngoại cảm phong hàn, nôn, đau bụng.
Cháo tô diệp, ô mai: tử tô diệp 15g, ô mai 10g, gừng tươi 10g, trúc nhự 10g, gạo tẻ 60g. Các dược liệu sắc lấy nước, bỏ bã; gạo nấu thành cháo; khi cháo được cho nước thuốc vào khuấy, đun cho sôi. Ngày 1 lần, đợt dùng 5 – 7 ngày. Dùng cho phụ nữ có thai đầy tức bụng, nôn ói, đau đầu chóng mặt, đắng miệng, nhạt miệng, khát nước, dọa sẩy thai.
Tô diệp mai táo trà: tô diệp 6g, mận tươi 30g, đại táo 5 quả, trà 3g. Mận chín tươi hoặc mứt mận và đại táo đem nấu (nghiền nhuyễn) lấy nước, khi sôi đem đổ vào ấm có trà (chè) và tô diệp hãm tiếp, uống làm 2 lần trong ngày. Liên tục dùng trong 5 – 10 ngày. Dùng cho các trường hợp ho, mất tiếng, tắc nghẹn do rối loạn thần kinh chức năng, hysteria.
Kiêng kỵ: Người biểu hư, tự ra mồ hôi tuyệt đối không được dùng.

8 cách chữa nghẹt mũi hiệu quả

1. Nước nóng giúp nghẹt mũi hiệu quả:
Uống một cốc nước nóng có thể giúp bạn “thông mũi” hiệu quả, ngoài ra bạn có thể uống trà thảo dược nóng, nước quả nóng hoặc ăn nóng món súp gà. Trong trường hợp đang bị tắc nghẹt mũi bạn nên hạn chế những đồ uống có chứa nhiều cafein.
Nghẹt mũi gây khó chịu cho người bệnh

2. Ngửi hành, tỏi đánh bay nghẹt mũi:
Dùng hành, tỏi để ngửi hoặc bổ sung các món ăn có nhiều hành vào trong thực đơn ăn uống sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng khó chịu này.

3. Xông hơi biện pháp trị liệu nghẹt mũi hiệu quả:
Đây cũng là một biện pháp trị liệu rất hiệu quả, bạn có thể dùng máy xông hơi chuyên nghiệp hoặc dùng khăn mặt có thấm nước nước nóng đắp lên vùng mặt, nằm thư giãn khoảng 10 – 15 phút cũng có thể “điều trị” được chứng tắc nghẹt. Hoặc có thể dùng trực tiếp tinh dầu khuynh diệp để thoa lên mũi.
Hoặc một cách khác là lấy một bát đầy nước nóng (sẽ tốt hơn nếu dùng các loại lá chuyên dụng để xông), rồi lấy một chiếc chăn lớn trùm kín đầu, để bát nước gần mũi để xông. Hít vào và thở ra liên tục cho đến khi bát nước nguội.
Liệu pháp xông mũi sẽ có tác dụng làm giảm xung huyết, các dịch trong mũi mềm ra, đồng nghĩa với việc bạn sẽ dễ thở hơn.

4. Hết nghẹt mũi với vài giọt tinh dầu hạt bưởi:
Chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu hạt bưởi vào nửa cốc nước ấm và hít hơi nước bốc lên. Thực hiện đều đặn theo cách này sẽ giúp bạn nhanh chóng có cảm giác dễ chịu, giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

5. Vệ sinh mũi ngăn ngừa nghẹt mũi:
Dùng nước muối loãng hoặc dung dịch Natriclorid 9 phần nghìn (có bán rất phổ biến tại các hiệu thuốc) để vệ sinh mũi cùng bông gòn.

6. Dấm trắng luôn có sẵn trong bếp nhà bạn và là “thuốc” chữa nghẹt mũi tiện lợi hiệu quả:
Đun sôi dấm trắng dùng ngửi là một cách thông tắc mũi hiệu quả.

7. Nằm ngủ cao đầu cải thiện chứng nghẹt mũi:
Tư thế nằm ngủ cũng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng khó chịu do chứng nghẹt mũi gây nên. Các chuyên gia khuyên bạn nên ngủ với tư thế cao đầu hơn bình thường cũng là một mẹo đơn giản để tìm lại cảm giác dễ chịu.

8. Hạt tiêu vừa ngon vừa chữa nghẹt mũi hiệu nghiệm:
Có thể dùng hạt tiêu để ngửi hoặc thêm vào các món ăn sẽ có tác dụng cải thiện tình trạng nghẹt mũi.
 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Sắc Màu Cuộc Sống - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger