New Videos from Youtube
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cách Chăm Sóc Thú Cưng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cách Chăm Sóc Thú Cưng. Hiển thị tất cả bài đăng

Những Loại Thức Ăn Độc Hại Cho Mèo

Dưới đây là danh sách là những thức ăn độc hại có thể dẫn đến tử vong cho mèo khi ăn. Bạn nên lưu ý các loại thực phẩm bên dưới và tránh cho mèo ăn. Nếu bé nhà bạn lỡ ăn trúng các thực phẩm trong danh sách, bạn nên dẫn bé đến bác sĩ thú y ngay lập tức.

Những Loại Thức Ăn Độc Hại Cho Chó

Dưới đây là danh sách là những thức ăn độc hại có thể dẫn đến tử vong cho chó khi ăn. Bạn nên lưu ý các loại thực phẩm bên dưới và tránh cho chó ăn. Nếu bé nhà bạn lỡ ăn trúng các thực phẩm trong danh sách, bạn nên dẫn bé đến bác sĩ thú y ngay lập tức.


Để Thú Cưng Luôn Vui Vẻ Và Năng Động


‘Thức ăn, nước sạch, chăm sóc y tế và rất rất nhiều tình yêu’ dường như là những thứ quan trọng nhất mà thú cưng cần từ bạn. Tuy nhiên, ngoài những thứ đấy, thú cưng còn có những nhu cầu khác mà bạn thường lãng quên. Đó là những bài tập thể thao đa dạng và trò chơi kích thích tinh thần để có một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn. “Thú cưng cũng cần có việc để làm", Kristen Collins - huấn luyện viên của ASPCA - nói. Chó và mèo phải hoạt động và chơi đùa, nhưng đáng tiếc là hầu hết chúng bị “thất nghiệp”. Hằng ngày, thú cưng chỉ ngồi thụ động ở nhà, buồn chán kinh niên và chờ đợi chủ nhân trở về từ công sở. Và như chúng ta đều biết, thú cưng ít hoạt động có thể nhanh chóng trở nên nghịch ngợm khi quá bồn chồn.
"Không có gì để làm, thú cưng buộc phải tìm cách tự giải trí", Kristen giải thích. "Hoạt động mà thú cưng lựa chọn thường bao gồm các hành vi chúng ta thấy có vấn đề như sủa ầm ĩ / kêu meo meo quá nhiều, cắn gặm giày, đào bới thùng rác, ăn cây trồng trong nhà hoặc cào xước đồ nội thất trong nhà."
Để ngăn chặn hành vi đó và các vấn đề sức khỏe phát sinh từ việc thú cưng “thất nghiệp”, Kristen sẽ giới thiệu một số bài tập luyện về thể chất và tinh thần, mà bạn có thể chơi đùa với thú cưng hay áp dụng khi thú cưng ở nhà một mình.
1. Các bài tập ‘Di chuyển’: chó trưởng thành khỏe mạnh cần ít nhất 30 phút tập thể dục aerobic hai lần một ngày. Chạy bộ, bơi lội và chơi ở công viên với bạn là những cách tuyệt vời để đốt cháy năng lượng dư thừa.
2. Các trò chơi cấu trúc: giống như trò ném banh (ném banh / đĩa mềm ra xa và chú chó sẽ bắt trái banh đem về) và kéo co. Đây là những bài tập thể dục tuyệt vời giúp thú cưng học cách kiểm soát sự kích thích và tăng cường mối quan hệ giữa bạn và thú cưng.
3. Các món đồ chơi: để cho thú cưng bận rộn khi chúng ở nhà một mình với các món đồ chơi nhồi thực phẩm, các món đồ chơi có thể nhai / gặm được, đồ chơi phát ra tiếng kêu, đồ chơi có đính lông / dây thừng, hoặc những món đồ chơi mô phỏng (chuột giả, nhím giả… )
4. Khám phá thiên nhiên: khuyến khích các hoạt động yêu thích thú cưng như ngắm chim bay, đuổi bắt côn trùng, ngửi và tìm hiểu các loại cây cỏ trong vườn, và các hoạt động chơi đùa ngoài trời an toàn.
5. Xem tivi / video: thật ngạc nhiên khi một số động vật lại rất thích xem tivi, phim ảnh và các video clip. Nếu thú cưng nhà bạn có sở thích ngày, tại sao bạn không áp dụng cho bé khi bạn đi vắng?
6. Nghe nhạc dành cho thú cưng: có rất nhiều bài nhạc hay dành cho thú cưng thuộc dạng hòa tấu (instrumental music) mà bạn có thể mua hoặc download miễn phí. Nếu thú cưng nhà bạn rất thích nghe nhạc, sao bạn không thử cho bé nghe những bản nhạc yêu thích của bạn? Nhớ là mở volumn nhỏ thôi nhé.
7. Kỹ năng mới: dạy cho thú cưng những trò vui mới như gọi tên, ngồi, lăn tròn, nhảy… và thậm chí sử dụng nhà vệ sinh!
Kristen cho biết thêm: "Điểm mấu chốt là bạn có trách nhiệm làm phong phú thêm đời sống vật chất và tinh thần của thú cưng. Cho thú cưng tập thể dục hay chơi đùa sẽ giúp thú cưng khỏe mạnh, hạnh phúc, và thắt chặt sợi dây tình cảm giữa bạn và thú cưng”.

Tầm Quan Trọng Của Việc Dắt Chó Đi Dạo


Câu hỏi hôm nay dành cho bạn là:
1. Chó nhà bạn đã đi dạo vào ngày hôm nay chưa?
2. Và ngôi nhà của bạn cũng như khoảng sân được rào chắn trước nhà là nơi trú ngụ tuyệt vời hay là nơi giam giữ chó cưng?
Dắt chó đi dạo có cần thiết hay không? Đây chính là điều mà đa số chủ nuôi đều thắc mắc.
Mỗi con chó đều nên có khoảng không gian an toàn để chơi đùa và nghỉ ngơi. Mặc dù khoảng sân rào chắn cũng cho chó yêu không gian để luyện tập và chạy nhảy, và cũng rất nhiều chủ nuôi cho rằng như vậy là chó đã luyện tập đủ trong phạm vi sân nhà. Tuy nhiên, chủ nuôi nên dắt chó đi dạo khoảng 1 – 2 lần 1 ngày vì chạy quanh sân nhà, hay lên xuống cầu thang thôi thật sự chưa đủ để chó cưng rèn luyện sức khỏe.
Nếu bạn chưa bao gờ dắt chó yêu đi dạo, bạn sẽ không bao gờ tận hưởng trọn vẹn được niềm hạnh phúc khi ở bên chó cưng. Mọi người thường nghĩ rằng, chó cần không gian nghỉ ngơi rộng rãi, nhưng thật ra, những gì chúng cần là thời gian của bạn, là sự hiện diện của bạn, là sự quan tâm và chăm sóc của bạn.
Tại sao nên dắt chó đi dạo? Điều này có quan trọng không?
Ở lâu ngày tong sân nhà quen thuộc, chó sẽ bắt đầu chán; và nếu như thấy chó hàng xóm đi dạo bên ngoài, chó yêu sẽ sủa ầm ĩ, rên rỉ, hay nhào lộn vài vòng để thu hút sự chú ý của bạn. Hãy cùng chó cưng đến khu vui chơi, con hẻm nhỏ hay một bãi đất trống gần nhà mà bạn chưa có cơ hội khám phá.
Nếu như bạn yêu sự mới mẻ và những hành trình khám phá đầy thú vị, chó yêu cũng thế. Ngoài ra, khi đi dạo cùng nhau, bạn sẽ phát hiện ra, dường như bạn và chó cưng hiểu nhau hơn, chỉ qua ánh mắt hay những động tác nhỏ. Đấy, bạn đang thắt chăt sợi dây tình cảm và sự giao tiếp chung không lời với chó cưng qua việc đi dạo đó bạn à.
Thêm vào đó, trong khi đi dạo, chó cưng sẽ học cách giao tiếp với những con chó khác trong khu vực sinh sống. Điều này rất tốt cho chó con, vì chúng có thể học hỏi cách thức giao tiếp của loài chó khi tương tác với chó lớn hơn chúng. Nếu bạn và chó cưng có thể đi dạo hơn 1km 1 ngày, cả hai sẽ rèn luyện sức khỏe và sức chịu đựng, đốt cháy calori thừa, tận hưởng bầu không khí trong lành và cùng nhau tò mò chuyện hàng xóm.
Nếu bạn cảm thấy lạnh, hãy mặc thêm áo ấm cho chó cưng!
Nhớ xem thời tiết trước khi bạn bắt đầu hành trình khám phá thế giới xung quanh với chó cưng nhé. Sức chịu đựng nhiệt độ của chó tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trọng lượng cơ thể, loại lông dày mỏng và giống loài. Bạn nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y về nhu cầu rèn luyện sức khỏe cho bé nhà bạn, cũng như giới hạn chịu đựng nhiệt độ của chúng.
Hãy sắp xếp lịch trình của chuyến đi dạo vào những ngày ấm áp, đẹp trời và mát mẻ, như vậy, cả bạn và chó cưng có thể vừa đi dạo, vừa ngắm cảnh đẹp, cũng như hít thở bầu không khí trong lành.

50 Cách Để Luôn Gần Gũi Với Thú Cưng - P2


26. Bạn có thể sẽ không thích việc này, tuy nhiên nếu có thể, bạn hãy chuẩn bị tinh thần cũng như kế hoạch hành động cho ngày thú cưng ra đi. Ví dụ: bạn sẽ chọn hình thức mai táng cho thú cưng như thế nào (mai táng hay hỏa táng)?. Những doanh nghiệp nào cung cấp loại hình dịch vụ này tốt nhất trong khu vực của bạn? Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn làm để tưởng nhớ đến thú cưng của mình. Ví dụ: bài thơ bạn làm cho thú cưng, hình ảnh thú cưng trong album ảnh gia đình… Hãy lưu trữ tất cả các thông tin, vật dụng phục vụ cho mục đích trên vào nơi cần thiết để khi bạn cần là có thể lấy ra dùng được ngay.
27. Hãy ở cạnh vật cưng cho đến khi chúng thật sự ra đi. Lúc ấy, chúng thật sự rất cần bạn.
28. Tổ chức tang lễ / ngày ưởng niệm bé để bạn và những người thưng yêu bé có thể đến và nói lời tạm biệt.
29. Trân trọng mỗi ngày bạn đang có với thú cưng.
30. Tâm sự với thú cưng về việc bé có ý nghĩa với bạn, và bạn cảm thấy hạnh phúc như thế nào khi bạn được ở với bé.
31. Hôn lên mũi / xoa đầu thú cưng hằng ngày, và âu yếm bé bất cứ khi nào bạn có thể.
32. Đánh răng cho thú cưng ít nhất 1 lần trong tuần.
33. Mỗi ngày, hãy kể với những người xung quanh (đồng nghiệp, bạn bè, người thân) của bạn một câu chuyện vui về thú cưng.
34. Liệt kê ra tất cả những nickname mà bạn có thể sáng tạo cho thú cưng của mình.
35. Tích cực tham gia một tổ chức hoạt đông vì động vật và cùng phấn đấu cho sự tiến bộ và phát triển của các loài động vật.
36. Hãy tặng những thức ăn thừa, dụng cụ, quần áo mà thú cưng không dùng nữa cho một tổ chức từ thiện hoạt động cho sự tiến bộ và phát triển của các loài động vật, hoặc đơn giản là cho những chú chó / mèo đang có nhu cầu.
37. Kể chuyện về thú cưng với sự tôn trọng như là bạn đề cập đến một thành viên trong gia đình.
38. Hãy dành thời gian để tìm những cơ quan / tổ chức / diễn đàn có thể giúp đỡ bạn khi thú cưng gặp những vấn đề về sức khỏe hoặc khi bạn thất lạc bé. Hãy đối xử với bé như là một thành viên của gia đình và hãy luôn cố gắng tìm câu trả lời cho những vấn đề liên quan đến sức khỏe của bé nhé.
39. Đừng, đừng, đừng bao giờ “giận cá chém thớt” lên thú cưng bạn nhé. Điều này rất tối kỵ.
40. Bạn cũng nên dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Như vậy, bạn sẽ không quá kiệt sức khi gần gũi hay chăm sóc cho thú cưng của bạn.
41. Nếu bạn không có thời gian chăm sóc cho thú cưng, hãy thuê người để dắt thú nuôi đi bộ hằng ngày (đối với chó, ngựa…), làm sạch chuồng trại của thú cưng hoặc chăm sóc thú cưng khi bạn có việc phải đi xa. Hầu hết động vật sẽ có một lối sống lành mạnh khi chúng được duy trì những thói quen sinh hoạt thích hợp và đều đặn hàng ngày. Ngay cả khi bạn quá bận rộn, bạn vẫn luôn có thể sắp xếp để lên kế hoạc từng bước cho sức khỏe về thể chất và tinh thần cho thú cưng.
42. Hãy tìm hiểu về tính cách và nhu cầu về thể chất cũng như tinh thần của thú cưng. Từ đó, bạn nên dành thời gian để nghiên cứu cách thức thích hợp để đảm bảo những nhu cầu này đều được đáp ứng. Ví dụ: một số vật nuôi có xu hướng hòa đồng và thích có bạn bè để chơi cùng, trong khi một số khác thì lại không cảm thấy thoải mái với điều này. Vì vậy, hãy dành thời gian để thấu hiểu bé nhé.
43. Hãy chú ý quan sát để nhận biết được tính cách và sở thích cá nhân của từng thú cưng. Đừng cho rằng tất cả vẹt đều giống nhau hoặc tất cả chó lông vàng đều có chung một nhu cầu.
44. Luôn tìm hiểu những gì có thể làm cho thú cưng lo lắng và sợ hãi. Từ đó, tìm kiếm những phương án để bảo vệ bé. Ví dụ, có một số thú cưng rất sợ sấm sét hoặc bọ cánh cứng.
45. Khi bạn dắt thú cưng đi bộ, trong những khoảng thời gian nhất định, hãy để bé “cầm lái”, chỉ ra phương hướng bé muốn đi. Đừng cố gắng bắt bé luôn tuân theo sự điều khiển của mình, điều này chỉ khiến bé trở nên mệt mỏi và có xu hướng chống đối lại bạn.
46. Nếu bạn có ý định nuôi thêm một thú nuôi con trong khi đang chăm sóc cho một thú nuôi già, bạn hãy chú ý kết nối các bé lại với nhau. Đừng nên chỉ chơi đùa với thú nuôi con, mà hãy dành thời gian cho những hoạt động với vật nuôi già vì bé luôn muốn bạn gần gũi bé hơn. Đối với từng đối tượng, bạn hãy sắp xếp thời gian và đưa ra những hoạt động phù hợp để bạn luôn kết nối và tương tác với các bé.
47. Luôn giữ vệ sinh nơi ở cho vật nuôi như giường, lồng/chuồng. Mùi hôi sẽ làm bé khó chiu cũng như làm mất hứng thú chơi đùa cùng bé của bạn.
48. Không để bị ảnh hưởng quá nhiều bởi lời khuyên của những người không thấu hiểu bạn và việc chăm sóc vật nuôi của bạn. Hãy luôn tự tìm hiểu thông tin từ những nguồn đáng tin cậy và tự đưa ra quan điểm và quyết định của riêng mình. Nuôi thú cưng là công việc đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao giống như việc bạn đang chăm sóc cho đứa con của mình vậy.
49. Chiêm nghiệp về ý nghĩa thiêng liêng cho sự kết nối giữa bạn với thú cưng.
50. Và cuối cùng, hãy nhớ rằng tiền không làm cho mối quan hệ giữa bạn và thú cưng trở nên tốt đẹp hơn. Do đó, hãy dành thời gian để tự tay chăm sóc cho thú cưng của bạn thay vì mua một món đồ chơi xa xỉ hoặc thuê một người làm công việc này. Nếu bạn không có đủ tài chính để mua những sản phẩm hay dịch vụ y tế tốt nhất cho bé, hãy nhớ rằng liều thuốc chữa bệnh tốt nhất chinh là tình yêu chân thật bạn dành cho bé. Hãy “yêu” bé mỗi ngày cho đến khi bạn phải nói lời tạm biệt.

50 Cách Để Luôn Gần Gũi Với Thú Cưng - P1


1. Tạo những đoạn video clip thú vị về bạn và thú cưng khi cả hai vui chơi, và cùng nhau xem lại những đoạn clip kỷ niệm đó vào những buổi tối yên tĩnh để gắn kết thêm tình cảm.
2. Chụp ảnh thú cưng ở nơi yêu thích của bé – như lúc bé ngủ ngoan trên ghế sofa, lúc bé ngồi buồn ở cửa ra vào, hoặc lúc bé nằm ở góc sân và mong ngóng bạn về.
3. Đi dạo cùng thú cưng mỗi buổi sáng. Thay vì ngủ nướng thêm vài phút ít ỏi vào lúc sáng, hãy thức dậy sớm hơn bình thường 10 phút và dành khoảng thời gian này đi dạo với bé nhé.
4. Lên kế hoạch về khoảng thời gian và tài chính để chăm sóc thú cưng. Bạn có thể lập một tài khoản tiết kiệm dành riêng cho thú cưng để sử dụng cho các nhu cầu và mục tiêu chăm sóc sức khỏe của bé. Nếu có thể, bạn nên để cho thú cưng trải qua khóa huấn luyện đào tạo cơ bản với chuyên viên huấn luyện. Điều này giúp thú biết nghe lời hơn cũng như cư xử đúng mực hơn.
5. Để thú cưng cùng tham gia các lễ kỷ niệm và sum họp của gia đình.
6. Mang thú cưng theo trong bất cứ kỳ nghỉ nào của gia đình.
7. Ưu tiên một khoảng thời gian nhất định trong ngày để ở bên thú cưng. Bạn có thể đi thăm chú ngựa ô sau giờ ăn trưa, đi bộ phố cùng chú chó Dachshund sau giờ làm việc, hoặc bạn có thể vừa xem tin tức ban đêm vừa vuốt ve bé chuột hamster lông vàng.
8. Tổ chức ngày sinh nhật cho thú cưng / làm lễ kỷ niệm ngày thú cưng đến ở cùng gia đình bạn.
9. Làm một bài thơ về thú cưng của bạn.
10. Nếu bạn có thói quen cầu nguyện hoặc đọc kinh, hãy để thú cưng làm việc đấy cùng bạn.
11. Nếu bạn có thói quen viết nhật ký, hãy kể những kỷ niệm giữa bạn và thú nuôi vào nhật ký thú cưng.
12. Đặt ảnh của thú cưng vào album ảnh gia đình.
13. Làm album ảnh cho thú cưng để lưu giữ những kỷ niệm đẹp
14. Đóng góp cho quỹ từ thiện hoặc tổ chức hành động vì động vật với tên của thú cưng.
15. Hãy dành thời gian để tìm kiếm những bác sỹ thú y (BSTY) có tay nghề cao và yêu thương động vật. Bạn nên trao đổi với các BSTY thân thiết về một số vấn đề bạn đang quan tâm cũng như về tiền sử bệnh của thú cưng. Khi tìm kiếm BSTY, bạn nên quan tâm và thăm dò về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của BSTY cũng như về chất lượng phục vụ của BSTY, thay vì hướng về (so sánh) giá cả.
16. Nếu như bạn không có kinh nghiệm chăm sóc thú cưng, hãy học hỏi kinh nghiệm từ những BSTY hay chủ nuôi có kinh nghiệm. Bạn cũng có thể đầu tư cho những dụng cụ có chất lượng cao để tự mình chăm sóc bé hằng ngày. Còn nếu như bạn không có thời gian chăm sóc, hãy tìm người chăm sóc thú cưng có kinh nghiệm và có ý thức để bảo vệ bé.
17. Bất cứ khi nào có dự tính đi xa (du lịch, công tác…) mà không thể mang theo thú cưng, bạn hãy lên kế hoạch để chọn nơi lưu giữ và người chăm sóc cho bé. Bạn nên thăm dò tường tận và cặn kẽ một số nơi bạn cảm thấy có thể tin tưởng được, như hàng xóm, bạn bè, trung tâm lưu giữ thú cưng. Khi gửi bé ở các trung tâm, hãy lưu ý đến vấn đề thức ăn, vệ sinh, chuồng trại và đi dạo.
18. Hãy dành thời gian để nhìn sâu vào mắt của thú cưng để cảm nhận tình cảm sâu sắc của bé dành cho bạn.
19. Tùy vào mức độ tài chính của bạn, hãy tìm mua những loại thức ăn tốt nhất và phù hợp nhất cho bé.
20. Khi bé cưng bị bệnh hoặc bị thương, hãy tìm những món ăn thích hợp vừa ăn toàn mà bé lại thích ăn để bé mau chóng lành bệnh.
21. Hãy làm gương cho con cái thông qua cách bạn thể hiện sự quan tâm của mình đến thú cưng.
22. Thuê huấn luyện viên có kinh nghiệm để đảm bảo thú cưng của bạn biết cách cư xử tốt trong các sự kiện và buổi lễ của gia đình.
23. Lưu lại dấu chân, móng vuốt hoặc móng của thú cưng và lưu giữ những vật này bên mình. Như vậy, bạn sẽ luôn có bé trong tim mình.
24. Nếu bạn đang lên kế hoạch đi xa, thay đổi tình trạng hôn nhân (kết hôn, tái hôn, ly hôn), hoặc chào đón một em bé sắp chào đời, hãy xem xét các tác động của những việc đó lên thú cưng. Nếu được hãy lên kế hoạch để bé thích nghi dần dần với các thay đổi xung quanh.
25. Nếu bạn ly hôn, hãy thuê một luật sư để giúp bạn và người chồng/vợ cũ tạo ra một thỏa thuận pháp lý về quyền nuôi và trách nhiệm tài chính cho thú cưng của bạn. Hãy tôn trọng các điều khoản thỏa đã thuận của 2 bên.

Cách chuẩn đoán bệnh cho mèo và các loại bệnh thường gặp




   Sau đây là một số kiến thức mình sưu tập được muốn chia sẻ với mọi người, nếu có gì thiếu sót thì mọi người hãy góp ý nhé

1. chuẩn đóan sức khỏe mèo:
Chúng ta có thể chuẩn đóan sức khỏe mèo wa các yếu tố như:
- Mắt: mắt mèo khỏe mạnh thừơng sáng, to tròn, nhìn có hồn
- Mũi: mũi mèo khỏe mạnh thường ươn ướt, sờ vào thấy mát lạnh, nhưng mèo mới ngủ dậy thường có mũi khô..
- Tai: tai ẩn hồng, sạch sẽ, nếu tai dơ là mèo của bạn có bọ chét
- Hậu môn: hâu môn dơ có nghĩa là mèo đang bị tiêu chảy.
2. các lọai bệnh thường gặp ở mèo:
- Thường thì mèo dễ bị mắc bệnh đường ruột và sẽ có triệu chứng là mèo kén ăn, lên cơn sốt, ói mửa, tiêu chảy... nếu ko cứu cữa kịp thời khoảng 4-5 ngày là bé mèo sẽ... . ĐÂY LÀ LOẠI DỊCH BỆNH RẤT NGUY HIỂM VỚI MÈO.
- BỆNH VIÊM KHÍ QUẢN: triệu chứng như người mắc bệnh cảm như chảy nước mũi, nghẹt mũi, mắt có nhiều ghèn...Bệnh này rất dễ truyền nhiễm nên bạn nên chú ý khi mèo của bạn chơi với mèo lạ ngoài đường...
_ BỆNH KALIX: triệu chứng giống như viêm khí quản nhưng có thêm kiết lị và viêm cổ họng, giọng kêu của mèo sẽ bị khản đi, bạn nên chú ý. Bệnh này dễ truyền nhiễm và nếu mèo nhà bạn nhiễm phải thì tính nguy hiểm rất cao
_ BỆNH DỊCH: triệu chứng là kén ăn, đi ra máu...ko bị lây từ mèo sang mèo nhưng nếu quần áo của chủ có vi trùng gây bệnh này thì mèo sẽ mắc phải!!!!! (pó taiz, cái bệnh này nhảm nhất!@@), bị bệnh từ chủ mới ghê
- kế đến là bệnh BẠCH HUYẾT:bệnh này tuy nghe lạ nhưng rất hay gặp ở mèo vì bệnh này lây từ vết thương của mèo đánh nhau dẫn đến mèo bị thiếu máu, phản ứng lừ đừ, hạch bạch huyết trương to... Các bạn nên chú ý quan sát mèo mỗi ngày vì nếu mèo có triệu chứng như trên thì nguy cơ tử vong lên đến 80% lận. Bệnh này đáng sợ wá
* Bonus thêm là mèo cũng lây wa người một số bệnh wa đường: bị mèo cắn, cào trầy xước, tay dọn vệ sinh, chơi với mèo mà ko rửa tay, cầm thức ăn, đưa lên mũi miệng....Vì vậy khi nuôi mèo mọi người nhớ ko chỉ wan tâm đến mèo mà còn đến chủ nữa.. chứ nếu ko may để mắc bệnh vì mèo thì khổ lắm và nhận được sự tức giận của bố mẹ nữa@@....( mình đã từng bị rồi, cũng may là đấu tranh hết mình nên mới được nuôi mèo tiếp@@!!!!

Bệnh về tai ở chó


Bệnh về tai là một trong những căn bệnh phổ biến nhất mà chúng ta thấy ở vật nuôi. Tên y học của chứng viêm ống tai ngoài là “otitis externa”. Người ta thống kê có đến 20% số lượng chó bị nhiễm chứng bệnh này.

Chó là một loài vật trung thành với chủ, vì vậy rất nhiều người thích nuôi. Tuy nhiên, để chú cún sống khỏe mạnh, vui vẻ bên cạnh gia đình bạn, bạn cần hiểu rõ một số bệnh mà chúng thường mắc phải – đặc biệt là các bệnh về tai, để sớm phát hiện và chữa trị cho chúng. Những dấu hiệu của các vấn đề về tai này bao gồm:
- Mùi hôi.
- Cào hoặc cọ xát tai và đầu.
- Tai bị chảy mủ.
- Vành tai hay lỗ tai bị đỏ hoặc sưng tấy.
- Lắc đầu hoặc nghiêng đầu về một bên.
- Đau nhức quanh tai.
- Thay đổi biểu hiện như suy nhược hoặc nhạy cảm.
Giống chó Cocker Spaniel dễ mắc bệnh về tai do độ ẩm trong tai cao.
Các nguyên nhân gây bệnh về tai: Chó có thể bị các bệnh về tai bởi nhiều lý do khác nhau. Khi chúng ta thấy một chú chó bị bệnh về tai, thì cần nghĩ đến các khả năng bị mắc bệnh:
1. Dị ứng:
  Chó bị dị ứng với thức ăn hoặc thứ gì đó mà chúng nuốt vào hoặc chạm vào da của chúng. Thực tế thì bệnh về tai có thể là dấu hiệu kích ứng đầu tiên, vì kích ứng làm thay đổi môi trường bên trong tai, nên thỉnh thoảng chúng ta thấy các bệnh nhiễm trùng thứ yếu do vi khuẩn hoặc men. Nếu chúng ta chỉ điều trị nhiễm trùng tai, thì sẽ không trị hết nguồn gốc gây bệnh. Chúng ta cần trị bệnh dị ứng nữa.
2. Động vật ký sinh:
  Ve tai Otodectes cynotis là nguyên nhân phổ biến gây ra các chứng bệnh về tai ở mèo, nhưng ít phổ biến ở chó. Tuy nhiên, một số loài chó quá nhạy cảm với ve tai, và kết quả là có thể bị ngứa rất nhiều. Những chú chó này có thể cào nhiều đến nỗi làm tai của chúng bị tổn thương nặng.
3. Nhiễm trùng tai:
    Nhiều loại vi khuẩn và men Malassezia pachydermatis gây nhiễm trùng tai. Tai bình thường và khỏe mạnh có sức đề kháng tốt chống các loại sinh vật này, nhưng nếu môi trường vùng tai thay đổi do dị ứng, bất thường về hoocmon, hoặc độ ẩm, vi khuẩn và men có thể sinh sôi nảy nở rất nhiều và phá vỡ các hàng rào đề kháng này.
4. Các ngoại vật:
  Râu thực vật, những vật “bám chặt” nhỏ bé đó bám vào quần áo và lông chó, thỉnh thoảng có thể xâm nhập vào lỗ tai. Sự hiện diện của chúng gây ra kích ứng, làm chó cào tai. Vì thế khi bạn chải lông cho chó sau khi đi dạo, hãy bảo đảm rằng bạn cũng kiểm tra tai cho nó.
5. Những bất thường do hoocmon gây ra:
  Thiếu hoặc thừa nhiều loại hoocmon khác nhau có thể gây ra các bệnh về da và tai. Hoocmon tuyến giáp, glucocorticoids do tuyến thượng thận sản xuất ra và hoocmon giới tính, tất cả đều ảnh hưởng đến sức khỏe của da và tai.
6. Môi trường vùng tai:
  Vi khuẩn và men không cần một môi trường nào tốt hơn để sống là một lỗ tai ấm, tối và ẩm. Chó có tai rũ, mềm như giống chó Cocker Spaniels (giống chó săn chuyên nghiệp) có thể mắc bệnh về tai do độ ẩm quá mức hình thành trong tai của chúng.
7. Các nguyên nhân khác:
  Có nhiều bệnh di truyền hiếm hoi khác nhau xảy ra ở nhiều nhóm máu hay dòng giống khác nhau và ảnh hưởng đến tai. Các bệnh này gồm có viêm da cơ ở giống Collies và Shetland Sheepdogs, tiết nhiều bã nhờn chủ yếu ở Shar Peis và Chó săn Trắng vùng Cao nguyên. Có thể nhìn thấy ung thư biểu mô tế bào hình vảy, khối u ác tính và các khối u khác trong tai.
Giống chó Collies.
  Chẩn đoán:
    Bởi vì có nhiều nguyên nhân tiềm tàng gây ra các chứng bệnh về tai, nên chúng ta không thể chỉ nói rằng đó là một chứng bệnh nhiễm trùng tai do vi khuẩn, điều trị bằng thuốc kháng sinh sẽ hết bệnh. Thường thì cần làm nhiều việc hơn. Bác sĩ thú y có thể dùng ống soi tai để soi vào trong lỗ tai và xác định mức độ viêm lúc này, xem coi có liên quan đến màng nhĩ (màng nhĩ tai) và có bất kỳ ngoại vật, khối u, hoặc các nguyên nhân tiềm tàng khác gây ra bệnh hay không. Miếng gạc tai có thể được lấy ra, được xét nghiệm trên bản kính mang vật của kính hiển vi, được nhuộm màu và xét nghiệm vi khuẩn, men, và ve. Một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng và khám sức khỏe có thể giúp xác định rằng đây có thể là bệnh về hoocmon, dị ứng, di truyền hay không. Nếu có những dấu hiệu khả nghi, thì cần tiếp tục xét nghiệm chẩn đoán thêm. Nếu chứng nhiễm trùng do vi khuẩn không phản ứng lại với liệu pháp điều trị bằng kháng sinh ban đầu, thì cần tiến hành cấy vi khuẩn và tính nhạy cảm để lựa chọn một thuốc kháng sinh khác.
Kiểm tra tai cho chó.
Phương pháp điều trị
  Cách điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân nào đã gây ra bệnh về tai và kết quả là có những chứng bệnh thứ yếu nào. Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và thuốc chống nấm để điều trị nhiễm trùng do men. Trong các thuốc chữa bệnh này, thường có các loại Glucocorticoids như dexamethasone để giảm mức độ viêm trong tai. Các bệnh về tai do bệnh cơ thể nói chung, như bất thường về hoocmon hay dị ứng gây ra cần phải dùng liệu pháp điều trị chung cho các loài chó như thay hoocmon, xét nghiệm dị ứng và gây giãn nhạy cảm (miễn dịch trị liệu).
1. Dị ứng:
Dị ứng thường được điều trị bằng cách rửa sạch tai bằng dung dịch rửa tai, thuốc kháng hixtamin và phần bổ sung axit béo. Đôi khi cần dùng đến corticosteroids. Các loại thuốc này có thể ở dạng uống hoặc tiêm, hay có thể đắp lên chỗ dị ứng. Xét nghiệm dị ứng và miễn dịch trị liệu (gây giãn nhạy cảm) có thể là cách tốt nhất để trị bệnh về tai.
2. Ve tai:
   Ve tai có thể gây ra các mảnh vụn khô, sậm màu, dễ vỡ vụn trong tai giống như cặn bã cà phê. Đối với bệnh này, dùng thuốc điều trị kèm theo rửa sạch tai để diệt ve sẽ giúp giảm bệnh, mặc dù cách điều trị có thể cần được tiếp tục nhiều tuần tùy theo sản phẩm được sử dụng.
3. Men:
  Men có thể gây ra các chứng bệnh về tai trầm trọng. Chúng ta thường quan sát thấy một dịch tiết màu nâu giống như sáp và một mùi hôi khó chịu. Rửa sạch tai hằng ngày sẽ rất có ích, nhưng thường các chứng nhiễm trùng này rất khó điều trị, cần phải chữa bằng thuốc đặc trị vì thuốc kháng sinh không làm tan được men. Nếu bạn nghi ngờ chứng nhiễm trùng do men trong tai chú chó của mình, thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y.
4. Nhiễm trùng tai do vi khuẩn:
   Nhiễm trùng tai do vi khuẩn cũng có thể gây mùi hôi và thường có dịch tiết hơi vàng hơn. Nếu bệnh nghiêm trọng hoặc mãn tính, chỉ rửa sạch tai thôi sẽ không trị được bệnh và gần như luôn cần đến thuốc kháng sinh. Một lần nữa, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y. Nhiễm trùng bên trong lỗ tai nếu nặng thì có thể lây lan đến vùng tai giữa và tai trong. Bất kể nguyên nhân nào gây ra bệnh về tai, chúng ta phải luôn giữ tai và lỗ tai của chó sạch sẽ.
Làm sạch tai
  Tai chú chó của bạn có dạng giống chữ L và các cặn vụn thường đọng lại ở góc L. Để lấy đi các cặn vụn này, hãy đổ thuốc rửa tai vào trong lỗ tai chú chó của bạn. Thuốc rửa tai nên có tính axit nhẹ nhưng không nên làm nhói tai. Mát xa vùng dái tai trong vòng 20-30 giây để làm mềm và lấy đi các cặn vụn. Lau đi các cặn vụn mềm và cặn thừa còn lại bằng bông ráy tai. Lập lại quá trình này cho đến khi bạn thấy không còn cặn vụn nữa. Hãy để chú chó của bạn lắc đầu để lấy đi các cặn thừa còn lại. Khi làm sạch xong, nhẹ nhàng lau vành tai của chó và vùng phía dưới tai bằng khăn tắm.
Có thể dùng miếng gạc bôi bằng bông để lau sạch phần phía trong vành tai và phần lỗ tai mà bạn có thể nhìn thấy. Không nên đưa chúng sâu vào bên trong lỗ tai vì việc đó làm các cặn vụn đóng chặt trong lỗ tai hơn là giúp lấy đi các cặn vụn đó. Một số bệnh về tai rất đau đớn, chó phải được gây tê để thực hiện tốt việc làm sạch tai. Bạn có thể nhận ra rằng chú chó của mình không thích làm sạch tai bởi vì việc đó thật khó chịu. Hãy nói chuyện với chú chó trong suốt quá trình làm sạch tai. Sau khi tai đã sạch, để một lát cho tai khô. Sau đó bạn có thể bôi lên tai bất kỳ thuốc điều trị nào đã được kê đơn.
  Ngừa các bệnh về tai
    – Mấu chốt để giúp chó có được đôi tai khỏe mạnh là giữ sạch tai chúng.
    – Kiểm tra tai chú chó của bạn hằng tuần. Có thể có một lượng nhỏ cặn sáp trong đôi tai bình thường.
    – Nếu chú chó của bạn bơi nhiều, có đôi tai rũ xuống, hoặc có tiền sử mắc bệnh về tai, thì nên thường xuyên rửa sạch tai (thường là một đến ba lần mỗi tuần). Tiến hành rửa sạch tai giống như đã miêu tả phía trên.
    – Có thể hớt đi lông thừa quá mức quanh tai để có nhiều không khí hơn. Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ thú y về cách điều trị bất kỳ trạng thái tiềm ẩn nào làm chú chó của bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tai.   Cuối cùng bạn cần lưu ý, nếu chú chó của bạn có biểu biện khó chịu dữ dội, đôi tai có mùi hôi, hoặc lỗ tai trông bất thường, thì nên đem ngay đến bác sĩ thú y. Nếu chú chó của bạn có màng nhĩ bị thủng hoặc yếu, thì việc dùng dung dịch rửa tai và thuốc điều trị có thể gây hại nhiều hơn là giúp ích.

Bệnh Cầu trùng ( Canine Coccidiosis )



 Cầu trùng thuộc động vật đơn bào nguyên sinh, thường thấy là Isospora canis sống trong đường ruột của chó, gây ra bệnh tiêu chảy phần lớn ở chó con dưới 6 tháng tuổi. Chó trưởng thành ít mắc vì chúng có khả năng miễn dịch mặc dù chúng có thể mang cầu trùng ở trong đường ruột và là kho thải các noãn nang ra ngoài qua phân gây lây lan bệnh .

1. Truyền lây của cầu trùng như thế nào?
Chó con sinh ra không mang cầu trùng trong đường ruột, sau đó thường xuyên tiếp xúc với phân của mẹcó chứa noãn nang của cầu trùng, cầu trùng xâm nhập và phát triển trong đường ruột và gây bệnh. Kỳ ủ bệnh 13 ngày, ngoài chó mẹ, cầu trùng còn lây lan từ chó này sang chó khác qua tiếp xúc, phương tiện vận chuyển, bệnh viên điều trị.
2. Triệu chứng của bệnh cầu trùng :
Tiêu chảy có thể từ mức độ nhẹ tới rất nghiêm trọng tuỳ theo mức độ bệnh. Trong phân có thể có máu và dịch nhầy, đặc biệt là trong những trường hợp bệnh nặng. Con vật nôn ra các chất chứa, chán ăn, bỏăn, mất nước có thể dẫn đến tử vong..
Các bác sĩ thú y có thể xét nghiệm một lượng phân nhỏđể tìm các noãn nang cầu trùng.
3. Những mối nguy hiểm là gì ?
Mặc dù nhiều trường hợp chỉ diễn ra nhẹ, không khốc liệt nhưng tiêu chảy ra máu, mất nước, kế phát các bệnh ký sinh trùng, vi trùng, virus khác gây tử vong. Phân thải mang trùng ra môi trường làm lây lan bệnh cho chó ở nhiều lứa tuổi.
4. Điều trị bệnh cầu trùng cho chó:
Có thể dùng thuốc: sulfadimethoxine (Albon®) và trimethoprim-sulfadiazine (Tribrissen®) đều có hiệu qủa trong điều trị và phòng bệnh do cầu trùng. Tuy những thuốc này không giết chết cầu trùng nhưng có tác dụng kìm hãm sự sinh sản của chúng, việc loại bỏ cầu trùng ra khỏi ruột là không thể nhanh chóng, gồm việc ngăn chặn sự sinh sản của động vật nguyên sinh, thời gian để kháng thể hình thành trong cơ thể chúng và di tới các cơ quan. Liệu trình điều trị thường kéo dài từ 1 đến 3 tuần.
5. Phòng ngừa và kiểm soát bệnh cầu trùng như thế nào ?
Cầu trùng được phân tán đi nhờ phân của những động vật mang mầm bệnh, vì vậy việc kiểm soát chặt chẽ phân của con vật là điều rất quan trọng. Tất cả phân sẽ được loại bỏ. Chuồng nuôi cần phải được bảo đảm rằng thức ăn, nước uống không bị vấy nhiễm bởi phân. Nước sạch sẽđược cung cấp mọi lúc. Không phải đại đa số thuốc sát trùng đều chống được cầu trùng, đốt phân, hấp ướt, dội nước sôi, hoặc dung dịch NH3 loãng là những cách tốt nhất để tiêu diệt cầu trùng. Cầu trùng có thể chống lại sựđông lạnh( không bị tiêu diệt khi nhiệt độ thấp).
Gián và ruồi là những con vật có thể mang cầu trùng từ nơi này đến nơi khác.Trong trường hợp chuột và các động vật khác có thểăn phải cầu trùng và sauđó bị chó giết và ăn thịt, nó có thể gây bệnh cho chó. Bởi vậy việc kiểm soát chặt chẽ côn trùng và loài gặm nhấm là rất quan trọng trong việc phòng chống bệnh cầu trùng.
Bệnh Cầu trùng ở chó không gây bệnh cho người.
 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Sắc Màu Cuộc Sống - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger