New Videos from Youtube
Hiển thị các bài đăng có nhãn mì tôm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mì tôm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thực hư 'sinh vật lạ' trong mì tôm


Bà Xuân ở Hà Tĩnh đổ váng mì tôm ăn không hết ra sân, 2 phút sau phát hiện trong váng có sinh vật màu trắng. Viện sốt rét ký sinh trùng xác định đây là đốt sán dây, còn Chi cục an toàn thực phẩm khẳng định mì tôm không thể có sẵn "sinh vật lạ".  
Báo cáo hôm 20/8 của Chi cục an toàn thực phẩm tỉnh Hà Tĩnh gửi Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết ngày 16/8 con trai ăn không hết bát mì, bà Nguyễn Thị Xuân ở thôn Đông Đoài, xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh, vớt váng mỡ trong bát hắt ra sân. Hai phút sau, bà phát hiện ở nơi vừa hắt váng có một sinh vật lạ màu trắng dài 1cm co giãn. Bà giữ con vật này và báo chính quyền địa phương. 
Chi cục an toàn thực phẩm tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường tiến hành xác minh sự việc, lấy gói mì tôm cùng loại tại gia đình bà Xuân để pha nước đun sôi trước chứng kiến của rất nhiều người dân. Kết quả, không phát hiện hiện tượng bất thường gì. Chi cục cũng lấy mẫu mì tôm nguyên gói còn lại của gia đình gửi Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia để kiểm nghiệm. Kết quả của Viện không phát hiện sinh vật lạ, sản phẩm đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định.
Mẫu “sinh vật lạ” lấy tại hiện trường cũng đã được gửi tới Viện Sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng Trung ương để định danh. Kết quả, Viện sốt rét xác định mẫu “sinh vật lạ” là đốt sán dây, trưởng thành sống trong ống tiêu hóa của nhiều động vật khác nhau như trâu, cừu, bò, lợn, chó mèo...
Chi cục an toàn thực phẩm Hà Tĩnh xác định gia đình bà Xuân có nuôi chó, mèo, lợn, trâu, bò và cả chim. Ngoài ra, từ khi bà đổ váng mỡ ra sân đến khi phát hiện vật thể lạ là 2 phút. Chi cục cho rằng trong gói mì tôm không thể có sẵn vật thể lạ vì quy trình sản xuất mì tôm được thực hiện khép kín, nhiệt độ làm chín cũng như sấy mì từ 100 độ C đến 150 độ C nên sán dây không thể sống trong gói mì tôm đã được bao gói kín. Mặt khác, pha mì tôm thì phải sử dụng nước sôi, trong khi sán dây chỉ sống được ở nhiệt độ đến 60 độ C.
Chi cục an toàn thực phẩm khẳng định đốt sán dây chỉ có thể xâm nhập trong quá trình nấu mì trên bát, muỗng,  hoặc có sẵn tại nền sân nhà do một sự trùng lặp ngẫu nhiên nên mới xảy ra hiện tượng này.
Để phòng chống ảnh hưởng của sán dây tới sức khỏe cộng đồng, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân cần tăng cường các biện pháp vệ sinh môi trường; không ăn thịt bò, lợn tái hoặc chưa nấu chín. Thực hiện ăn chín, uống chín; nên bảo quản bát, đũa và thực phẩm chín, ngồi ăn uống trên bàn.
 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Sắc Màu Cuộc Sống - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger