New Videos from Youtube
Hiển thị các bài đăng có nhãn thú cưng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thú cưng. Hiển thị tất cả bài đăng

Để Thú Cưng Luôn Vui Vẻ Và Năng Động


‘Thức ăn, nước sạch, chăm sóc y tế và rất rất nhiều tình yêu’ dường như là những thứ quan trọng nhất mà thú cưng cần từ bạn. Tuy nhiên, ngoài những thứ đấy, thú cưng còn có những nhu cầu khác mà bạn thường lãng quên. Đó là những bài tập thể thao đa dạng và trò chơi kích thích tinh thần để có một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn. “Thú cưng cũng cần có việc để làm", Kristen Collins - huấn luyện viên của ASPCA - nói. Chó và mèo phải hoạt động và chơi đùa, nhưng đáng tiếc là hầu hết chúng bị “thất nghiệp”. Hằng ngày, thú cưng chỉ ngồi thụ động ở nhà, buồn chán kinh niên và chờ đợi chủ nhân trở về từ công sở. Và như chúng ta đều biết, thú cưng ít hoạt động có thể nhanh chóng trở nên nghịch ngợm khi quá bồn chồn.
"Không có gì để làm, thú cưng buộc phải tìm cách tự giải trí", Kristen giải thích. "Hoạt động mà thú cưng lựa chọn thường bao gồm các hành vi chúng ta thấy có vấn đề như sủa ầm ĩ / kêu meo meo quá nhiều, cắn gặm giày, đào bới thùng rác, ăn cây trồng trong nhà hoặc cào xước đồ nội thất trong nhà."
Để ngăn chặn hành vi đó và các vấn đề sức khỏe phát sinh từ việc thú cưng “thất nghiệp”, Kristen sẽ giới thiệu một số bài tập luyện về thể chất và tinh thần, mà bạn có thể chơi đùa với thú cưng hay áp dụng khi thú cưng ở nhà một mình.
1. Các bài tập ‘Di chuyển’: chó trưởng thành khỏe mạnh cần ít nhất 30 phút tập thể dục aerobic hai lần một ngày. Chạy bộ, bơi lội và chơi ở công viên với bạn là những cách tuyệt vời để đốt cháy năng lượng dư thừa.
2. Các trò chơi cấu trúc: giống như trò ném banh (ném banh / đĩa mềm ra xa và chú chó sẽ bắt trái banh đem về) và kéo co. Đây là những bài tập thể dục tuyệt vời giúp thú cưng học cách kiểm soát sự kích thích và tăng cường mối quan hệ giữa bạn và thú cưng.
3. Các món đồ chơi: để cho thú cưng bận rộn khi chúng ở nhà một mình với các món đồ chơi nhồi thực phẩm, các món đồ chơi có thể nhai / gặm được, đồ chơi phát ra tiếng kêu, đồ chơi có đính lông / dây thừng, hoặc những món đồ chơi mô phỏng (chuột giả, nhím giả… )
4. Khám phá thiên nhiên: khuyến khích các hoạt động yêu thích thú cưng như ngắm chim bay, đuổi bắt côn trùng, ngửi và tìm hiểu các loại cây cỏ trong vườn, và các hoạt động chơi đùa ngoài trời an toàn.
5. Xem tivi / video: thật ngạc nhiên khi một số động vật lại rất thích xem tivi, phim ảnh và các video clip. Nếu thú cưng nhà bạn có sở thích ngày, tại sao bạn không áp dụng cho bé khi bạn đi vắng?
6. Nghe nhạc dành cho thú cưng: có rất nhiều bài nhạc hay dành cho thú cưng thuộc dạng hòa tấu (instrumental music) mà bạn có thể mua hoặc download miễn phí. Nếu thú cưng nhà bạn rất thích nghe nhạc, sao bạn không thử cho bé nghe những bản nhạc yêu thích của bạn? Nhớ là mở volumn nhỏ thôi nhé.
7. Kỹ năng mới: dạy cho thú cưng những trò vui mới như gọi tên, ngồi, lăn tròn, nhảy… và thậm chí sử dụng nhà vệ sinh!
Kristen cho biết thêm: "Điểm mấu chốt là bạn có trách nhiệm làm phong phú thêm đời sống vật chất và tinh thần của thú cưng. Cho thú cưng tập thể dục hay chơi đùa sẽ giúp thú cưng khỏe mạnh, hạnh phúc, và thắt chặt sợi dây tình cảm giữa bạn và thú cưng”.

Tầm Quan Trọng Của Việc Dắt Chó Đi Dạo


Câu hỏi hôm nay dành cho bạn là:
1. Chó nhà bạn đã đi dạo vào ngày hôm nay chưa?
2. Và ngôi nhà của bạn cũng như khoảng sân được rào chắn trước nhà là nơi trú ngụ tuyệt vời hay là nơi giam giữ chó cưng?
Dắt chó đi dạo có cần thiết hay không? Đây chính là điều mà đa số chủ nuôi đều thắc mắc.
Mỗi con chó đều nên có khoảng không gian an toàn để chơi đùa và nghỉ ngơi. Mặc dù khoảng sân rào chắn cũng cho chó yêu không gian để luyện tập và chạy nhảy, và cũng rất nhiều chủ nuôi cho rằng như vậy là chó đã luyện tập đủ trong phạm vi sân nhà. Tuy nhiên, chủ nuôi nên dắt chó đi dạo khoảng 1 – 2 lần 1 ngày vì chạy quanh sân nhà, hay lên xuống cầu thang thôi thật sự chưa đủ để chó cưng rèn luyện sức khỏe.
Nếu bạn chưa bao gờ dắt chó yêu đi dạo, bạn sẽ không bao gờ tận hưởng trọn vẹn được niềm hạnh phúc khi ở bên chó cưng. Mọi người thường nghĩ rằng, chó cần không gian nghỉ ngơi rộng rãi, nhưng thật ra, những gì chúng cần là thời gian của bạn, là sự hiện diện của bạn, là sự quan tâm và chăm sóc của bạn.
Tại sao nên dắt chó đi dạo? Điều này có quan trọng không?
Ở lâu ngày tong sân nhà quen thuộc, chó sẽ bắt đầu chán; và nếu như thấy chó hàng xóm đi dạo bên ngoài, chó yêu sẽ sủa ầm ĩ, rên rỉ, hay nhào lộn vài vòng để thu hút sự chú ý của bạn. Hãy cùng chó cưng đến khu vui chơi, con hẻm nhỏ hay một bãi đất trống gần nhà mà bạn chưa có cơ hội khám phá.
Nếu như bạn yêu sự mới mẻ và những hành trình khám phá đầy thú vị, chó yêu cũng thế. Ngoài ra, khi đi dạo cùng nhau, bạn sẽ phát hiện ra, dường như bạn và chó cưng hiểu nhau hơn, chỉ qua ánh mắt hay những động tác nhỏ. Đấy, bạn đang thắt chăt sợi dây tình cảm và sự giao tiếp chung không lời với chó cưng qua việc đi dạo đó bạn à.
Thêm vào đó, trong khi đi dạo, chó cưng sẽ học cách giao tiếp với những con chó khác trong khu vực sinh sống. Điều này rất tốt cho chó con, vì chúng có thể học hỏi cách thức giao tiếp của loài chó khi tương tác với chó lớn hơn chúng. Nếu bạn và chó cưng có thể đi dạo hơn 1km 1 ngày, cả hai sẽ rèn luyện sức khỏe và sức chịu đựng, đốt cháy calori thừa, tận hưởng bầu không khí trong lành và cùng nhau tò mò chuyện hàng xóm.
Nếu bạn cảm thấy lạnh, hãy mặc thêm áo ấm cho chó cưng!
Nhớ xem thời tiết trước khi bạn bắt đầu hành trình khám phá thế giới xung quanh với chó cưng nhé. Sức chịu đựng nhiệt độ của chó tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trọng lượng cơ thể, loại lông dày mỏng và giống loài. Bạn nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y về nhu cầu rèn luyện sức khỏe cho bé nhà bạn, cũng như giới hạn chịu đựng nhiệt độ của chúng.
Hãy sắp xếp lịch trình của chuyến đi dạo vào những ngày ấm áp, đẹp trời và mát mẻ, như vậy, cả bạn và chó cưng có thể vừa đi dạo, vừa ngắm cảnh đẹp, cũng như hít thở bầu không khí trong lành.

50 Cách Để Luôn Gần Gũi Với Thú Cưng - P2


26. Bạn có thể sẽ không thích việc này, tuy nhiên nếu có thể, bạn hãy chuẩn bị tinh thần cũng như kế hoạch hành động cho ngày thú cưng ra đi. Ví dụ: bạn sẽ chọn hình thức mai táng cho thú cưng như thế nào (mai táng hay hỏa táng)?. Những doanh nghiệp nào cung cấp loại hình dịch vụ này tốt nhất trong khu vực của bạn? Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn làm để tưởng nhớ đến thú cưng của mình. Ví dụ: bài thơ bạn làm cho thú cưng, hình ảnh thú cưng trong album ảnh gia đình… Hãy lưu trữ tất cả các thông tin, vật dụng phục vụ cho mục đích trên vào nơi cần thiết để khi bạn cần là có thể lấy ra dùng được ngay.
27. Hãy ở cạnh vật cưng cho đến khi chúng thật sự ra đi. Lúc ấy, chúng thật sự rất cần bạn.
28. Tổ chức tang lễ / ngày ưởng niệm bé để bạn và những người thưng yêu bé có thể đến và nói lời tạm biệt.
29. Trân trọng mỗi ngày bạn đang có với thú cưng.
30. Tâm sự với thú cưng về việc bé có ý nghĩa với bạn, và bạn cảm thấy hạnh phúc như thế nào khi bạn được ở với bé.
31. Hôn lên mũi / xoa đầu thú cưng hằng ngày, và âu yếm bé bất cứ khi nào bạn có thể.
32. Đánh răng cho thú cưng ít nhất 1 lần trong tuần.
33. Mỗi ngày, hãy kể với những người xung quanh (đồng nghiệp, bạn bè, người thân) của bạn một câu chuyện vui về thú cưng.
34. Liệt kê ra tất cả những nickname mà bạn có thể sáng tạo cho thú cưng của mình.
35. Tích cực tham gia một tổ chức hoạt đông vì động vật và cùng phấn đấu cho sự tiến bộ và phát triển của các loài động vật.
36. Hãy tặng những thức ăn thừa, dụng cụ, quần áo mà thú cưng không dùng nữa cho một tổ chức từ thiện hoạt động cho sự tiến bộ và phát triển của các loài động vật, hoặc đơn giản là cho những chú chó / mèo đang có nhu cầu.
37. Kể chuyện về thú cưng với sự tôn trọng như là bạn đề cập đến một thành viên trong gia đình.
38. Hãy dành thời gian để tìm những cơ quan / tổ chức / diễn đàn có thể giúp đỡ bạn khi thú cưng gặp những vấn đề về sức khỏe hoặc khi bạn thất lạc bé. Hãy đối xử với bé như là một thành viên của gia đình và hãy luôn cố gắng tìm câu trả lời cho những vấn đề liên quan đến sức khỏe của bé nhé.
39. Đừng, đừng, đừng bao giờ “giận cá chém thớt” lên thú cưng bạn nhé. Điều này rất tối kỵ.
40. Bạn cũng nên dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Như vậy, bạn sẽ không quá kiệt sức khi gần gũi hay chăm sóc cho thú cưng của bạn.
41. Nếu bạn không có thời gian chăm sóc cho thú cưng, hãy thuê người để dắt thú nuôi đi bộ hằng ngày (đối với chó, ngựa…), làm sạch chuồng trại của thú cưng hoặc chăm sóc thú cưng khi bạn có việc phải đi xa. Hầu hết động vật sẽ có một lối sống lành mạnh khi chúng được duy trì những thói quen sinh hoạt thích hợp và đều đặn hàng ngày. Ngay cả khi bạn quá bận rộn, bạn vẫn luôn có thể sắp xếp để lên kế hoạc từng bước cho sức khỏe về thể chất và tinh thần cho thú cưng.
42. Hãy tìm hiểu về tính cách và nhu cầu về thể chất cũng như tinh thần của thú cưng. Từ đó, bạn nên dành thời gian để nghiên cứu cách thức thích hợp để đảm bảo những nhu cầu này đều được đáp ứng. Ví dụ: một số vật nuôi có xu hướng hòa đồng và thích có bạn bè để chơi cùng, trong khi một số khác thì lại không cảm thấy thoải mái với điều này. Vì vậy, hãy dành thời gian để thấu hiểu bé nhé.
43. Hãy chú ý quan sát để nhận biết được tính cách và sở thích cá nhân của từng thú cưng. Đừng cho rằng tất cả vẹt đều giống nhau hoặc tất cả chó lông vàng đều có chung một nhu cầu.
44. Luôn tìm hiểu những gì có thể làm cho thú cưng lo lắng và sợ hãi. Từ đó, tìm kiếm những phương án để bảo vệ bé. Ví dụ, có một số thú cưng rất sợ sấm sét hoặc bọ cánh cứng.
45. Khi bạn dắt thú cưng đi bộ, trong những khoảng thời gian nhất định, hãy để bé “cầm lái”, chỉ ra phương hướng bé muốn đi. Đừng cố gắng bắt bé luôn tuân theo sự điều khiển của mình, điều này chỉ khiến bé trở nên mệt mỏi và có xu hướng chống đối lại bạn.
46. Nếu bạn có ý định nuôi thêm một thú nuôi con trong khi đang chăm sóc cho một thú nuôi già, bạn hãy chú ý kết nối các bé lại với nhau. Đừng nên chỉ chơi đùa với thú nuôi con, mà hãy dành thời gian cho những hoạt động với vật nuôi già vì bé luôn muốn bạn gần gũi bé hơn. Đối với từng đối tượng, bạn hãy sắp xếp thời gian và đưa ra những hoạt động phù hợp để bạn luôn kết nối và tương tác với các bé.
47. Luôn giữ vệ sinh nơi ở cho vật nuôi như giường, lồng/chuồng. Mùi hôi sẽ làm bé khó chiu cũng như làm mất hứng thú chơi đùa cùng bé của bạn.
48. Không để bị ảnh hưởng quá nhiều bởi lời khuyên của những người không thấu hiểu bạn và việc chăm sóc vật nuôi của bạn. Hãy luôn tự tìm hiểu thông tin từ những nguồn đáng tin cậy và tự đưa ra quan điểm và quyết định của riêng mình. Nuôi thú cưng là công việc đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao giống như việc bạn đang chăm sóc cho đứa con của mình vậy.
49. Chiêm nghiệp về ý nghĩa thiêng liêng cho sự kết nối giữa bạn với thú cưng.
50. Và cuối cùng, hãy nhớ rằng tiền không làm cho mối quan hệ giữa bạn và thú cưng trở nên tốt đẹp hơn. Do đó, hãy dành thời gian để tự tay chăm sóc cho thú cưng của bạn thay vì mua một món đồ chơi xa xỉ hoặc thuê một người làm công việc này. Nếu bạn không có đủ tài chính để mua những sản phẩm hay dịch vụ y tế tốt nhất cho bé, hãy nhớ rằng liều thuốc chữa bệnh tốt nhất chinh là tình yêu chân thật bạn dành cho bé. Hãy “yêu” bé mỗi ngày cho đến khi bạn phải nói lời tạm biệt.

50 Cách Để Luôn Gần Gũi Với Thú Cưng - P1


1. Tạo những đoạn video clip thú vị về bạn và thú cưng khi cả hai vui chơi, và cùng nhau xem lại những đoạn clip kỷ niệm đó vào những buổi tối yên tĩnh để gắn kết thêm tình cảm.
2. Chụp ảnh thú cưng ở nơi yêu thích của bé – như lúc bé ngủ ngoan trên ghế sofa, lúc bé ngồi buồn ở cửa ra vào, hoặc lúc bé nằm ở góc sân và mong ngóng bạn về.
3. Đi dạo cùng thú cưng mỗi buổi sáng. Thay vì ngủ nướng thêm vài phút ít ỏi vào lúc sáng, hãy thức dậy sớm hơn bình thường 10 phút và dành khoảng thời gian này đi dạo với bé nhé.
4. Lên kế hoạch về khoảng thời gian và tài chính để chăm sóc thú cưng. Bạn có thể lập một tài khoản tiết kiệm dành riêng cho thú cưng để sử dụng cho các nhu cầu và mục tiêu chăm sóc sức khỏe của bé. Nếu có thể, bạn nên để cho thú cưng trải qua khóa huấn luyện đào tạo cơ bản với chuyên viên huấn luyện. Điều này giúp thú biết nghe lời hơn cũng như cư xử đúng mực hơn.
5. Để thú cưng cùng tham gia các lễ kỷ niệm và sum họp của gia đình.
6. Mang thú cưng theo trong bất cứ kỳ nghỉ nào của gia đình.
7. Ưu tiên một khoảng thời gian nhất định trong ngày để ở bên thú cưng. Bạn có thể đi thăm chú ngựa ô sau giờ ăn trưa, đi bộ phố cùng chú chó Dachshund sau giờ làm việc, hoặc bạn có thể vừa xem tin tức ban đêm vừa vuốt ve bé chuột hamster lông vàng.
8. Tổ chức ngày sinh nhật cho thú cưng / làm lễ kỷ niệm ngày thú cưng đến ở cùng gia đình bạn.
9. Làm một bài thơ về thú cưng của bạn.
10. Nếu bạn có thói quen cầu nguyện hoặc đọc kinh, hãy để thú cưng làm việc đấy cùng bạn.
11. Nếu bạn có thói quen viết nhật ký, hãy kể những kỷ niệm giữa bạn và thú nuôi vào nhật ký thú cưng.
12. Đặt ảnh của thú cưng vào album ảnh gia đình.
13. Làm album ảnh cho thú cưng để lưu giữ những kỷ niệm đẹp
14. Đóng góp cho quỹ từ thiện hoặc tổ chức hành động vì động vật với tên của thú cưng.
15. Hãy dành thời gian để tìm kiếm những bác sỹ thú y (BSTY) có tay nghề cao và yêu thương động vật. Bạn nên trao đổi với các BSTY thân thiết về một số vấn đề bạn đang quan tâm cũng như về tiền sử bệnh của thú cưng. Khi tìm kiếm BSTY, bạn nên quan tâm và thăm dò về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của BSTY cũng như về chất lượng phục vụ của BSTY, thay vì hướng về (so sánh) giá cả.
16. Nếu như bạn không có kinh nghiệm chăm sóc thú cưng, hãy học hỏi kinh nghiệm từ những BSTY hay chủ nuôi có kinh nghiệm. Bạn cũng có thể đầu tư cho những dụng cụ có chất lượng cao để tự mình chăm sóc bé hằng ngày. Còn nếu như bạn không có thời gian chăm sóc, hãy tìm người chăm sóc thú cưng có kinh nghiệm và có ý thức để bảo vệ bé.
17. Bất cứ khi nào có dự tính đi xa (du lịch, công tác…) mà không thể mang theo thú cưng, bạn hãy lên kế hoạch để chọn nơi lưu giữ và người chăm sóc cho bé. Bạn nên thăm dò tường tận và cặn kẽ một số nơi bạn cảm thấy có thể tin tưởng được, như hàng xóm, bạn bè, trung tâm lưu giữ thú cưng. Khi gửi bé ở các trung tâm, hãy lưu ý đến vấn đề thức ăn, vệ sinh, chuồng trại và đi dạo.
18. Hãy dành thời gian để nhìn sâu vào mắt của thú cưng để cảm nhận tình cảm sâu sắc của bé dành cho bạn.
19. Tùy vào mức độ tài chính của bạn, hãy tìm mua những loại thức ăn tốt nhất và phù hợp nhất cho bé.
20. Khi bé cưng bị bệnh hoặc bị thương, hãy tìm những món ăn thích hợp vừa ăn toàn mà bé lại thích ăn để bé mau chóng lành bệnh.
21. Hãy làm gương cho con cái thông qua cách bạn thể hiện sự quan tâm của mình đến thú cưng.
22. Thuê huấn luyện viên có kinh nghiệm để đảm bảo thú cưng của bạn biết cách cư xử tốt trong các sự kiện và buổi lễ của gia đình.
23. Lưu lại dấu chân, móng vuốt hoặc móng của thú cưng và lưu giữ những vật này bên mình. Như vậy, bạn sẽ luôn có bé trong tim mình.
24. Nếu bạn đang lên kế hoạch đi xa, thay đổi tình trạng hôn nhân (kết hôn, tái hôn, ly hôn), hoặc chào đón một em bé sắp chào đời, hãy xem xét các tác động của những việc đó lên thú cưng. Nếu được hãy lên kế hoạch để bé thích nghi dần dần với các thay đổi xung quanh.
25. Nếu bạn ly hôn, hãy thuê một luật sư để giúp bạn và người chồng/vợ cũ tạo ra một thỏa thuận pháp lý về quyền nuôi và trách nhiệm tài chính cho thú cưng của bạn. Hãy tôn trọng các điều khoản thỏa đã thuận của 2 bên.

Những bộ phim cảm động về thú nuôi


Ngoài khai thác đề tài về cuộc sống con người, các nhà làm phim còn tập trung khai thác những chủ đề, khía cạnh về thú nuôi, động vật, thổi hồn cho những câu chuyện khiến người xem không khỏi xúc động.

Hachiko là chú chó cưng của vị Giáo sư Ueno Hidesaburo Sensei. Mỗi buổi sáng nó theo ông ra ga Shibuya khi ông đi làm và chờ ông ở cổng soát vé vào mỗi buổi chiều tối. Nhưng mọi chuyện chấm dứt vào ngày 21/5/1925, khi giáo sư Ueno đột ngột ra đi trong một cơn tai biến mạch máu não.

Hachiko bỏ ăn ba ngày nhưng kể cả sau đám tang của ông giáo sư, chú chó vẫn đều đặn đến chờ ông ở ga tàu mỗi tối. Sau đó ít lâu, Hachi lần lượt được chuyển cho một người họ hàng của thầy Ueno và người làm vườn cũ của gia đình ông.  Tuy nhiên, chú chó trung thành đã bỏ trốn, trở về ngôi nhà tìm chủ cũ, khi không thấy bóng dáng ông, Hachiko đã đến nhà ga nơi ngày ngày chú thường đón giáo sư về và chờ đợi suốt 10 năm, cho đến khi một lần nữa được hội ngộ cùng giáo sư trong giấc mơ cuối cuộc đời…
King kong
Siêu phẩm King Kong kể về chuyến đi của một nhóm làm phim đến đảo Sọ Người – hòn đảo nguyên thủy chưa ai biết đến. Những điều kinh khủng nhất đã xảy đến khi họ liên tiếp gặp gỡ một bộ tộc man rợ, đàn khủng long bạo chúa, những sinh vật nguy hiểm… và trong đó có King Kong. Thế nhưng, con đười ươi khổng lồ này lại có một trái tim mềm yếu và rất có cảm tình với Ann Darrow (Naomi Watts), nữ diễn viên trong nhóm làm phim.

King Kong là một bộ phim cảm động khi khắc họa mối tình giữa loài dã thú và con người, một tình yêu đẹp nhưng kết thúc trong bi kịch. Từng khoảnh khắc phim, khi Ann xả thân bảo vệ King Kong, khi King Kong chiến đấu vì Ann, tất cả đều có thể khiến khán giả bật khóc.
Free Willy – Giải cứu Willy
Free Willy là câu chuyện cảm động về tình bạn giữa cậu bé Jesse 12 tuổi và Willy – chú cá voi sát thủ chuyên biểu diễn tại một công viên hải dương. Bộ phim đã trở thành tác phẩm kinh điển và là một bài học quý giá về tình yêu động vật cho tất cả trẻ em trên toàn cầu.

Sau thành công vang dội của bộ phim, một làn song đấu tranh đòi trả tự do cho Keiko – chú cá heo đóng vai Willy đã lan ra trên phạm vi toàn cầu. Hàng triệu em nhỏ đã tham gia tiết kiệm tiền cho dự án hiện thực hóa bộ phim này. Kết quả, hơn 20 triệu USD được thu về để giúp Keiko tái hòa nhập với môi trường tự nhiên. Câu chuyện về chú cá heo đã thực sự có tầm ảnh hưởng lên cả một thế hệ thiếu nhi toàn thế giới.
The Neverending Story
The Neverending Story từng được Entertainment Weekly đánh giá là một trong số 14 bộ phim thần thoại và cổ tích hay nhất trên màn ảnh thế giới. Bộ phim kể về cậu bé chuyên bị bắt nạt – Bastian. Một ngày, cậu tìm thấy một cuốn sách mang tên The Neverending Story, kể lại câu chuyện về thế giới cổ tích Fantasia, nơi đang đối mặt với kẻ thù nguy hiểm mang tên “The Nothing”, vốn là một lỗ đen sẵn sàng tiêu hủy tất cả mọi thứ.
 
Một chiến binh của vương quốc là Atrevu được giao nhiệm vụ chấm dứt sự độc ác mà The Nothing gây ra. Atrevu đã lên đường cùng chú ngựa trung thành Artax. Cảnh quay khiến khán giả bật khóc trong phim là cảnh Atrevu cùng Artax đi qua đầm lầy tử thần mang tên Nỗi Buồn. Chú ngựa trung thành của Atrevu đã không thể vượt qua và bị Nỗi Buồn nhấn chìm…

Quill – The Life of a Guide Dog
Bộ phim kể về cuộc đời của chú chó Quill có vết bớt đặc biệt hình con chim trên người. Quill được huấn luyện để trở thành chó dẫn đường cho người khiếm thị. Tuy chậm hơn các bạn chó khác nhưng Quill lại có một sự kiên nhẫn tuyệt vời.

 Sự xuất hiện của Quill khiến cho cuộc sống của Mitsuru Watanabe – một người đàn ông trung niên khiếm thị {thà ngủ còn hơn để một con chó kéo đi vòng vòng} – trở nên rực rỡ tươi sáng hơn. Bộ phim khiến chúng ta phải khóc cười cùng Quill – chú chó dẫn đường dễ thương và có tình nhất.
 

thú cưng dễ thương








phút đáng yêu của thú cưng

Kiểu tóc mới của tớ đấy, yêu không?
Thôi đừng buồn nữa mà
Bố ơi, cho con đi chơi đi.
Ngoan, anh thương!
Mạnh mẽ lên nào, con trai
Có bạn định lấy thú bông của con
Hai bố con cùng ngủ
Hãy quyên góp để chú chó tội nghiệp này có xương để gặm.
Có chiếc cốc này mà uống nước thì tuyệt quá nhỉ
Trả cái dây đây.
 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Sắc Màu Cuộc Sống - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger