New Videos from Youtube
Hiển thị các bài đăng có nhãn Căn Phòng Thú Cưng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Căn Phòng Thú Cưng. Hiển thị tất cả bài đăng

hướng dẫn làm thú bông

Cặp đôi thú bông dễ thương

Bạn có thể tận dụng những tấm vải dạ nhỏ không dùng nữa để khâu thành chú chuột bông rất đáng yêu!
Chuẩn bị
- Vải dạ màu
- Bông nhồi
- Hạt cườm
- Kim, chỉ màu; Kéo

Thực hiện
Bước 1:
Cắt vải dạ màu nude làm phần đầu (2tấm), tai (2tấm), thân (2tấm). Cắt vải màu đỏ hình trái tim làm mũi (1tấm), vải màu hồng trái tim làm tai (2tấm), chân tay (8tấm).
Cặp đôi thú bông dễ thương
Bước 2:
Khâu trái tim màu hồng trên tấm vải màu nude (số2), gấp 1 đoạn ngắn ở phần giữa hình trái tim và may lại, chiếc tai hoàn thành. Bạn làm tương tự với tấm vải còn lại để làm tai bên kia. Đặt 2 tấm dùng để may phần tay, chân chồng khít lên nhau, khâu đường viền mép và nhồi bông vào trong. Bạn khâu tương tự cho những chiếc còn lại.
Cặp đôi thú bông dễ thương
Bước 3:
Khâu bông hoa trên 1 tấm thân (số 3 trong thứ tự đánh dấu ban đầu), đặt chồng hai tấm thân với nhau, lúc này, bạn đặt 2 tay và 2 chân ở vị trí tương xứng rồi khâu đường viền mép xung quanh. Nhớ chừa phần cổ để nhồi bông nhé! Sau khi khâu xong, bạn nhồi bông vào bên trong phần thân này.
Cặp đôi thú bông dễ thương
Bước 4:
Tiếp theo, khâu trái tim đỏ trên 1 tấm đầu (số1) làm mũi, khâu 3 đường chỉ màu hai bên mũi làm râu. Đặt hai tấm phần đầu chồng lên nhau và đừng quên bỏ hai chiếc tai vào phần trên, khâu viền mép xung quanh. Chú ý, nhớ chừa đoạn trống khâu nối với phần thân và nhồi bông.
Cặp đôi thú bông dễ thương
Bước 5:
Khâu nối phần đầu với phần thân, nhồi bông vào bên trong đầu và khâu kín lại. Cuối cùng, bạn khâu thêm 2 hạt cườm đen làm mắt, khâu chỉ đỏ bên dưới mũi làm miệng là xong.
Cặp đôi thú bông dễ thương
Hoàn thành
Đây là “dung nhan” của chú chuột bông sau khi đã hoàn thành. 
Cặp đôi thú bông dễ thương
Bạn hãy trổ tài khâu thêm chú chuột nữa thành đôi bạn bạn chuột dễ thương nhé.
Cặp đôi thú bông dễ thương
Trông hai chú chuột thật đáng yêu phải không nào! Đây sẽ là món quà thú vị có 1-0-2 dành cho người bạn thân yêu đấy!            
Cặp đôi thú bông dễ thương
Chúc bạn thành công!

tái sử dụng tách trà


Với bông hoa đáng yêu này, bạn sẽ không phải lo lắng về kim chỉ để lung tung nữa nhé!

Chuẩn bị những dụng cụ này nhé:

Sửa sang tách trà thành chỗ cắm kim khâu vá gọn gàng 1- Tách trà, đĩa
- Vải hoa
- Bông nhồi, hạt cúc áo
- Dây ruy-băng
- Dụng cụ: kéo, súng bắn keo, kim khâu, chỉ
Đến phần hành động này >:D<:

Sửa sang tách trà thành chỗ cắm kim khâu vá gọn gàng 2
Bước 1:

- Dán cố định chiếc tách trên chiếc đĩa.
Sửa sang tách trà thành chỗ cắm kim khâu vá gọn gàng 3
Bước 2:

- Cắt vải hoa thành hình tròn có đường kính lớn hơn miệng tách 3cm. Cắt vải màu xanh thành 4 tấm hình chiếc lá. 
Sửa sang tách trà thành chỗ cắm kim khâu vá gọn gàng 4
Bước 3:

- Khâu đường chỉ lược viền xung quanh hình tròn vải hoa, kéo nhẹ sợi chỉ cho vải rùn lại, nhồi bông và bên trong làm bông hoa.

- Khâu 2 tấm vải hình chiếc lá với nhau.

Sửa sang tách trà thành chỗ cắm kim khâu vá gọn gàng 5
Bước 4:

- Lộn mặt phải chiếc lá và nhồi bông vào bên trong. Tương tự, bạn thực hiện cho chiếc lá thứ 2 nữa nhé!
Sửa sang tách trà thành chỗ cắm kim khâu vá gọn gàng 6
Bước 5:

- Dùng súng bắn keo dán bông hoa vải đỏ vào trong tách và dán 2 chiếc lá ở mép miệng tách.
Sửa sang tách trà thành chỗ cắm kim khâu vá gọn gàng 7Bước 6:
- Cuối cùng, bạn dán dây ruy-băng và cúc áo trang trí cho chiếc tách là xong. 
Chiếc tách trà với bông hoa xinh đã hoàn thành!

Sửa sang tách trà thành chỗ cắm kim khâu vá gọn gàng 8
Bây giờ bạn chỉ cần cắm kim khâu vá vào trong thôi!
Sửa sang tách trà thành chỗ cắm kim khâu vá gọn gàng 9
Vừa xinh xắn mà lại siêu tiện lợi nữa nhỉ!

Chiếc ly bông hoa này sẽ là món đồ cực hữu dụng cho bạn thích may vá đấy!

Những Loại Thức Ăn Độc Hại Cho Mèo

Dưới đây là danh sách là những thức ăn độc hại có thể dẫn đến tử vong cho mèo khi ăn. Bạn nên lưu ý các loại thực phẩm bên dưới và tránh cho mèo ăn. Nếu bé nhà bạn lỡ ăn trúng các thực phẩm trong danh sách, bạn nên dẫn bé đến bác sĩ thú y ngay lập tức.

Những Loại Thức Ăn Độc Hại Cho Chó

Dưới đây là danh sách là những thức ăn độc hại có thể dẫn đến tử vong cho chó khi ăn. Bạn nên lưu ý các loại thực phẩm bên dưới và tránh cho chó ăn. Nếu bé nhà bạn lỡ ăn trúng các thực phẩm trong danh sách, bạn nên dẫn bé đến bác sĩ thú y ngay lập tức.


Bí mật về chú chó bị... lĩnh án tù chung thân năm 1924


Chú chó Pep bị gán cho tội danh "sát hại" mèo cưng của vợ Thống đốc bang Pennsylvania và lĩnh án tù chung thân vào năm 1924.

Pep là chú chó săn giống Labrador từng được biết đến với tai tiếng "chú chó sát hại mèo" trên khắp nước Mỹ vào năm 1924. Trên mặt báo đăng vào thời gian này, một nhà báo đã viết rằng Pep bị buộc tội sát hại dã man... chú mèo cưng của vợ thống đốc bang Pennsylvania, Mỹ và lĩnh án tù chung thân tại Trại cải tạo Eastern State ở quận Fairmount, thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania.

Trong bức ảnh thẻ chụp từ năm 1924, Pep với bộ lông đen, đôi tai cụp xuống, cổ đeo mã số trại giam, trông như một tên tù nhân thực sự. Nhà báo này còn cho biết Pep đã tấn công và giết chết chú mèo cưng của gia đình Thống đốc Gifford Pinchot. Chú chó dữ tợn không có bất cứ biểu hiện ăn năn, hối lỗi nào. Vì vậy, Pep đã trút hơi thở cuối cùng trong tù mà không được hưởng bất cứ sự khoan hồng nào từ pháp luật.


Bức ảnh thẻ chụp Pep với mã số tù nhân gây nhiều tranh cãi thời bấy giờ.

Con trai của Thống đốc Pinchot hồi tưởng lại thời gian xảy ra scandal này, Thống đốc luôn chìm ngập trong hàng ngàn lá thư liên quan tới Pep và bản án dành cho chú do người dân gửi đến.

Bí mật về chú chó bị... lĩnh án tù chung thân năm 1924 2
Thống đốc Gifford Pinchot trong nhiệm kỳ đầu tiên 1923 - 1927 đã chìm trong biển thư vì những liên quan tới Pep.

Nhưng sự thật ẩn chứa đằng sau án tù của Pep lại hoàn toàn khác. Những câu chuyện về Pep trong thời gian đó đã bị thêu dệt lên quá đà. Pep thực sự vô tội. Có chăng, tội của chú không có gì khác ngoài việc cắn rách tấm đệm ghế sofa trước ban công nhà Thống đốc Pinchot. Và tội này không nghiêm trọng tới mức phải chịu án tù.

Con trai của vị Thống đốc Pinchot cho biết Pep là một món quà của cháu trai ông gửi tặng vào năm 1923. Kể từ đó, Pep được coi là thú cưng trong gia đình Thống đốc, nhưng vào đầu năm 1924, Pep đã cắn rách tấm đệm ghế sofa của gia đình. Vì vậy, Thống đốc Pinchot quyết định phải cho chú chó ngỗ ngược này đi cách ly. Và quyết định gửi Pep vào trại cải tạo là giải pháp tốt nhất.

Được biết, trong một chuyến thăm tới bang Maine, Thống đốc Pinchot đã chứng kiến những chú chó làm nhiệm vụ giúp tù nhân cải tạo, và ông chợt nghĩ Pep có thể là một ứng cử viên sáng giá cho nhiệm vụ cao cả này.

Sau đó, Pep đã được gửi tới Trại cải tạo Eastern State nhưng không phải với tư cách là một tù nhân. Chú chó nghịch ngợm kể từ đó đã trở thành thú cưng của các tù nhân trong trại. Vào năm 1929, khi nhà tù Graterford mới được xây dựng cách đó 80km, Pep được thường xuyên đi lại giữa hai nơi và giao lưu với các tù nhân.

Bí mật về chú chó bị... lĩnh án tù chung thân năm 1924 3
Pep trở thành thú cưng của các tù nhân trong Trại giam Eastern State.

Cuối cùng chú chó Pep cũng qua đời do tuổi già và được chôn cất tại khu đất riêng của nhà tù. Sau nhiều năm, tiếng xấu về Pep đã được xóa bỏ và mọi nghi ngờ về quyết định của Thống đốc Pinchot cũng được lật mở.

Siêu mẫu mèo béo

Một chú mèo bụng phệ đã nhanh chóng trở thành cơn sốt trên internet nhờ cách tạo dáng điêu luyện và hình dáng béo mũm mĩm của mình.

Không cần phải biết ăn bằng đũa hay biết đấm bốc trên truyền hình như những con vật khác, chú mèo Giuly, nặng 6kg, cũng thu hút được rất nhiều người hâm mộ trên khắp thế giới nhờ những bức ảnh do chủ nhân chụp lại.
Chiara Bagnoli, 28 tuổi, sống ở Florence, Italia, chia sẻ: “Nhiều người bảo tôi rằng họ rất thích xem ảnh của Giuly, họ thấy những bức ảnh ấy rất vui nhộn và đáng yêu, điều đó khiến tôi thấy thích thú. Có nhiều bức ảnh khác trên trang Flickr của Giuly cũng thu hút được sự chú ý”.
Cô cũng thêm rằng: “Con mèo này rất ăn ảnh bởi vì nó bộc nhiều nhiều cảm xúc vui nhộn, tuyệt vời. Trong những tấm ảnh của tôi, tôi luôn cố gắng giúp mọi người hiểu được cá tính của Giuly”.
 







Để Thú Cưng Luôn Vui Vẻ Và Năng Động


‘Thức ăn, nước sạch, chăm sóc y tế và rất rất nhiều tình yêu’ dường như là những thứ quan trọng nhất mà thú cưng cần từ bạn. Tuy nhiên, ngoài những thứ đấy, thú cưng còn có những nhu cầu khác mà bạn thường lãng quên. Đó là những bài tập thể thao đa dạng và trò chơi kích thích tinh thần để có một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn. “Thú cưng cũng cần có việc để làm", Kristen Collins - huấn luyện viên của ASPCA - nói. Chó và mèo phải hoạt động và chơi đùa, nhưng đáng tiếc là hầu hết chúng bị “thất nghiệp”. Hằng ngày, thú cưng chỉ ngồi thụ động ở nhà, buồn chán kinh niên và chờ đợi chủ nhân trở về từ công sở. Và như chúng ta đều biết, thú cưng ít hoạt động có thể nhanh chóng trở nên nghịch ngợm khi quá bồn chồn.
"Không có gì để làm, thú cưng buộc phải tìm cách tự giải trí", Kristen giải thích. "Hoạt động mà thú cưng lựa chọn thường bao gồm các hành vi chúng ta thấy có vấn đề như sủa ầm ĩ / kêu meo meo quá nhiều, cắn gặm giày, đào bới thùng rác, ăn cây trồng trong nhà hoặc cào xước đồ nội thất trong nhà."
Để ngăn chặn hành vi đó và các vấn đề sức khỏe phát sinh từ việc thú cưng “thất nghiệp”, Kristen sẽ giới thiệu một số bài tập luyện về thể chất và tinh thần, mà bạn có thể chơi đùa với thú cưng hay áp dụng khi thú cưng ở nhà một mình.
1. Các bài tập ‘Di chuyển’: chó trưởng thành khỏe mạnh cần ít nhất 30 phút tập thể dục aerobic hai lần một ngày. Chạy bộ, bơi lội và chơi ở công viên với bạn là những cách tuyệt vời để đốt cháy năng lượng dư thừa.
2. Các trò chơi cấu trúc: giống như trò ném banh (ném banh / đĩa mềm ra xa và chú chó sẽ bắt trái banh đem về) và kéo co. Đây là những bài tập thể dục tuyệt vời giúp thú cưng học cách kiểm soát sự kích thích và tăng cường mối quan hệ giữa bạn và thú cưng.
3. Các món đồ chơi: để cho thú cưng bận rộn khi chúng ở nhà một mình với các món đồ chơi nhồi thực phẩm, các món đồ chơi có thể nhai / gặm được, đồ chơi phát ra tiếng kêu, đồ chơi có đính lông / dây thừng, hoặc những món đồ chơi mô phỏng (chuột giả, nhím giả… )
4. Khám phá thiên nhiên: khuyến khích các hoạt động yêu thích thú cưng như ngắm chim bay, đuổi bắt côn trùng, ngửi và tìm hiểu các loại cây cỏ trong vườn, và các hoạt động chơi đùa ngoài trời an toàn.
5. Xem tivi / video: thật ngạc nhiên khi một số động vật lại rất thích xem tivi, phim ảnh và các video clip. Nếu thú cưng nhà bạn có sở thích ngày, tại sao bạn không áp dụng cho bé khi bạn đi vắng?
6. Nghe nhạc dành cho thú cưng: có rất nhiều bài nhạc hay dành cho thú cưng thuộc dạng hòa tấu (instrumental music) mà bạn có thể mua hoặc download miễn phí. Nếu thú cưng nhà bạn rất thích nghe nhạc, sao bạn không thử cho bé nghe những bản nhạc yêu thích của bạn? Nhớ là mở volumn nhỏ thôi nhé.
7. Kỹ năng mới: dạy cho thú cưng những trò vui mới như gọi tên, ngồi, lăn tròn, nhảy… và thậm chí sử dụng nhà vệ sinh!
Kristen cho biết thêm: "Điểm mấu chốt là bạn có trách nhiệm làm phong phú thêm đời sống vật chất và tinh thần của thú cưng. Cho thú cưng tập thể dục hay chơi đùa sẽ giúp thú cưng khỏe mạnh, hạnh phúc, và thắt chặt sợi dây tình cảm giữa bạn và thú cưng”.

Tầm Quan Trọng Của Việc Dắt Chó Đi Dạo


Câu hỏi hôm nay dành cho bạn là:
1. Chó nhà bạn đã đi dạo vào ngày hôm nay chưa?
2. Và ngôi nhà của bạn cũng như khoảng sân được rào chắn trước nhà là nơi trú ngụ tuyệt vời hay là nơi giam giữ chó cưng?
Dắt chó đi dạo có cần thiết hay không? Đây chính là điều mà đa số chủ nuôi đều thắc mắc.
Mỗi con chó đều nên có khoảng không gian an toàn để chơi đùa và nghỉ ngơi. Mặc dù khoảng sân rào chắn cũng cho chó yêu không gian để luyện tập và chạy nhảy, và cũng rất nhiều chủ nuôi cho rằng như vậy là chó đã luyện tập đủ trong phạm vi sân nhà. Tuy nhiên, chủ nuôi nên dắt chó đi dạo khoảng 1 – 2 lần 1 ngày vì chạy quanh sân nhà, hay lên xuống cầu thang thôi thật sự chưa đủ để chó cưng rèn luyện sức khỏe.
Nếu bạn chưa bao gờ dắt chó yêu đi dạo, bạn sẽ không bao gờ tận hưởng trọn vẹn được niềm hạnh phúc khi ở bên chó cưng. Mọi người thường nghĩ rằng, chó cần không gian nghỉ ngơi rộng rãi, nhưng thật ra, những gì chúng cần là thời gian của bạn, là sự hiện diện của bạn, là sự quan tâm và chăm sóc của bạn.
Tại sao nên dắt chó đi dạo? Điều này có quan trọng không?
Ở lâu ngày tong sân nhà quen thuộc, chó sẽ bắt đầu chán; và nếu như thấy chó hàng xóm đi dạo bên ngoài, chó yêu sẽ sủa ầm ĩ, rên rỉ, hay nhào lộn vài vòng để thu hút sự chú ý của bạn. Hãy cùng chó cưng đến khu vui chơi, con hẻm nhỏ hay một bãi đất trống gần nhà mà bạn chưa có cơ hội khám phá.
Nếu như bạn yêu sự mới mẻ và những hành trình khám phá đầy thú vị, chó yêu cũng thế. Ngoài ra, khi đi dạo cùng nhau, bạn sẽ phát hiện ra, dường như bạn và chó cưng hiểu nhau hơn, chỉ qua ánh mắt hay những động tác nhỏ. Đấy, bạn đang thắt chăt sợi dây tình cảm và sự giao tiếp chung không lời với chó cưng qua việc đi dạo đó bạn à.
Thêm vào đó, trong khi đi dạo, chó cưng sẽ học cách giao tiếp với những con chó khác trong khu vực sinh sống. Điều này rất tốt cho chó con, vì chúng có thể học hỏi cách thức giao tiếp của loài chó khi tương tác với chó lớn hơn chúng. Nếu bạn và chó cưng có thể đi dạo hơn 1km 1 ngày, cả hai sẽ rèn luyện sức khỏe và sức chịu đựng, đốt cháy calori thừa, tận hưởng bầu không khí trong lành và cùng nhau tò mò chuyện hàng xóm.
Nếu bạn cảm thấy lạnh, hãy mặc thêm áo ấm cho chó cưng!
Nhớ xem thời tiết trước khi bạn bắt đầu hành trình khám phá thế giới xung quanh với chó cưng nhé. Sức chịu đựng nhiệt độ của chó tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trọng lượng cơ thể, loại lông dày mỏng và giống loài. Bạn nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y về nhu cầu rèn luyện sức khỏe cho bé nhà bạn, cũng như giới hạn chịu đựng nhiệt độ của chúng.
Hãy sắp xếp lịch trình của chuyến đi dạo vào những ngày ấm áp, đẹp trời và mát mẻ, như vậy, cả bạn và chó cưng có thể vừa đi dạo, vừa ngắm cảnh đẹp, cũng như hít thở bầu không khí trong lành.

50 Cách Để Luôn Gần Gũi Với Thú Cưng - P2


26. Bạn có thể sẽ không thích việc này, tuy nhiên nếu có thể, bạn hãy chuẩn bị tinh thần cũng như kế hoạch hành động cho ngày thú cưng ra đi. Ví dụ: bạn sẽ chọn hình thức mai táng cho thú cưng như thế nào (mai táng hay hỏa táng)?. Những doanh nghiệp nào cung cấp loại hình dịch vụ này tốt nhất trong khu vực của bạn? Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn làm để tưởng nhớ đến thú cưng của mình. Ví dụ: bài thơ bạn làm cho thú cưng, hình ảnh thú cưng trong album ảnh gia đình… Hãy lưu trữ tất cả các thông tin, vật dụng phục vụ cho mục đích trên vào nơi cần thiết để khi bạn cần là có thể lấy ra dùng được ngay.
27. Hãy ở cạnh vật cưng cho đến khi chúng thật sự ra đi. Lúc ấy, chúng thật sự rất cần bạn.
28. Tổ chức tang lễ / ngày ưởng niệm bé để bạn và những người thưng yêu bé có thể đến và nói lời tạm biệt.
29. Trân trọng mỗi ngày bạn đang có với thú cưng.
30. Tâm sự với thú cưng về việc bé có ý nghĩa với bạn, và bạn cảm thấy hạnh phúc như thế nào khi bạn được ở với bé.
31. Hôn lên mũi / xoa đầu thú cưng hằng ngày, và âu yếm bé bất cứ khi nào bạn có thể.
32. Đánh răng cho thú cưng ít nhất 1 lần trong tuần.
33. Mỗi ngày, hãy kể với những người xung quanh (đồng nghiệp, bạn bè, người thân) của bạn một câu chuyện vui về thú cưng.
34. Liệt kê ra tất cả những nickname mà bạn có thể sáng tạo cho thú cưng của mình.
35. Tích cực tham gia một tổ chức hoạt đông vì động vật và cùng phấn đấu cho sự tiến bộ và phát triển của các loài động vật.
36. Hãy tặng những thức ăn thừa, dụng cụ, quần áo mà thú cưng không dùng nữa cho một tổ chức từ thiện hoạt động cho sự tiến bộ và phát triển của các loài động vật, hoặc đơn giản là cho những chú chó / mèo đang có nhu cầu.
37. Kể chuyện về thú cưng với sự tôn trọng như là bạn đề cập đến một thành viên trong gia đình.
38. Hãy dành thời gian để tìm những cơ quan / tổ chức / diễn đàn có thể giúp đỡ bạn khi thú cưng gặp những vấn đề về sức khỏe hoặc khi bạn thất lạc bé. Hãy đối xử với bé như là một thành viên của gia đình và hãy luôn cố gắng tìm câu trả lời cho những vấn đề liên quan đến sức khỏe của bé nhé.
39. Đừng, đừng, đừng bao giờ “giận cá chém thớt” lên thú cưng bạn nhé. Điều này rất tối kỵ.
40. Bạn cũng nên dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Như vậy, bạn sẽ không quá kiệt sức khi gần gũi hay chăm sóc cho thú cưng của bạn.
41. Nếu bạn không có thời gian chăm sóc cho thú cưng, hãy thuê người để dắt thú nuôi đi bộ hằng ngày (đối với chó, ngựa…), làm sạch chuồng trại của thú cưng hoặc chăm sóc thú cưng khi bạn có việc phải đi xa. Hầu hết động vật sẽ có một lối sống lành mạnh khi chúng được duy trì những thói quen sinh hoạt thích hợp và đều đặn hàng ngày. Ngay cả khi bạn quá bận rộn, bạn vẫn luôn có thể sắp xếp để lên kế hoạc từng bước cho sức khỏe về thể chất và tinh thần cho thú cưng.
42. Hãy tìm hiểu về tính cách và nhu cầu về thể chất cũng như tinh thần của thú cưng. Từ đó, bạn nên dành thời gian để nghiên cứu cách thức thích hợp để đảm bảo những nhu cầu này đều được đáp ứng. Ví dụ: một số vật nuôi có xu hướng hòa đồng và thích có bạn bè để chơi cùng, trong khi một số khác thì lại không cảm thấy thoải mái với điều này. Vì vậy, hãy dành thời gian để thấu hiểu bé nhé.
43. Hãy chú ý quan sát để nhận biết được tính cách và sở thích cá nhân của từng thú cưng. Đừng cho rằng tất cả vẹt đều giống nhau hoặc tất cả chó lông vàng đều có chung một nhu cầu.
44. Luôn tìm hiểu những gì có thể làm cho thú cưng lo lắng và sợ hãi. Từ đó, tìm kiếm những phương án để bảo vệ bé. Ví dụ, có một số thú cưng rất sợ sấm sét hoặc bọ cánh cứng.
45. Khi bạn dắt thú cưng đi bộ, trong những khoảng thời gian nhất định, hãy để bé “cầm lái”, chỉ ra phương hướng bé muốn đi. Đừng cố gắng bắt bé luôn tuân theo sự điều khiển của mình, điều này chỉ khiến bé trở nên mệt mỏi và có xu hướng chống đối lại bạn.
46. Nếu bạn có ý định nuôi thêm một thú nuôi con trong khi đang chăm sóc cho một thú nuôi già, bạn hãy chú ý kết nối các bé lại với nhau. Đừng nên chỉ chơi đùa với thú nuôi con, mà hãy dành thời gian cho những hoạt động với vật nuôi già vì bé luôn muốn bạn gần gũi bé hơn. Đối với từng đối tượng, bạn hãy sắp xếp thời gian và đưa ra những hoạt động phù hợp để bạn luôn kết nối và tương tác với các bé.
47. Luôn giữ vệ sinh nơi ở cho vật nuôi như giường, lồng/chuồng. Mùi hôi sẽ làm bé khó chiu cũng như làm mất hứng thú chơi đùa cùng bé của bạn.
48. Không để bị ảnh hưởng quá nhiều bởi lời khuyên của những người không thấu hiểu bạn và việc chăm sóc vật nuôi của bạn. Hãy luôn tự tìm hiểu thông tin từ những nguồn đáng tin cậy và tự đưa ra quan điểm và quyết định của riêng mình. Nuôi thú cưng là công việc đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao giống như việc bạn đang chăm sóc cho đứa con của mình vậy.
49. Chiêm nghiệp về ý nghĩa thiêng liêng cho sự kết nối giữa bạn với thú cưng.
50. Và cuối cùng, hãy nhớ rằng tiền không làm cho mối quan hệ giữa bạn và thú cưng trở nên tốt đẹp hơn. Do đó, hãy dành thời gian để tự tay chăm sóc cho thú cưng của bạn thay vì mua một món đồ chơi xa xỉ hoặc thuê một người làm công việc này. Nếu bạn không có đủ tài chính để mua những sản phẩm hay dịch vụ y tế tốt nhất cho bé, hãy nhớ rằng liều thuốc chữa bệnh tốt nhất chinh là tình yêu chân thật bạn dành cho bé. Hãy “yêu” bé mỗi ngày cho đến khi bạn phải nói lời tạm biệt.
 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Sắc Màu Cuộc Sống - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger