New Videos from Youtube
Hiển thị các bài đăng có nhãn gần gũi thú cưng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn gần gũi thú cưng. Hiển thị tất cả bài đăng

50 Cách Để Luôn Gần Gũi Với Thú Cưng - P2


26. Bạn có thể sẽ không thích việc này, tuy nhiên nếu có thể, bạn hãy chuẩn bị tinh thần cũng như kế hoạch hành động cho ngày thú cưng ra đi. Ví dụ: bạn sẽ chọn hình thức mai táng cho thú cưng như thế nào (mai táng hay hỏa táng)?. Những doanh nghiệp nào cung cấp loại hình dịch vụ này tốt nhất trong khu vực của bạn? Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn làm để tưởng nhớ đến thú cưng của mình. Ví dụ: bài thơ bạn làm cho thú cưng, hình ảnh thú cưng trong album ảnh gia đình… Hãy lưu trữ tất cả các thông tin, vật dụng phục vụ cho mục đích trên vào nơi cần thiết để khi bạn cần là có thể lấy ra dùng được ngay.
27. Hãy ở cạnh vật cưng cho đến khi chúng thật sự ra đi. Lúc ấy, chúng thật sự rất cần bạn.
28. Tổ chức tang lễ / ngày ưởng niệm bé để bạn và những người thưng yêu bé có thể đến và nói lời tạm biệt.
29. Trân trọng mỗi ngày bạn đang có với thú cưng.
30. Tâm sự với thú cưng về việc bé có ý nghĩa với bạn, và bạn cảm thấy hạnh phúc như thế nào khi bạn được ở với bé.
31. Hôn lên mũi / xoa đầu thú cưng hằng ngày, và âu yếm bé bất cứ khi nào bạn có thể.
32. Đánh răng cho thú cưng ít nhất 1 lần trong tuần.
33. Mỗi ngày, hãy kể với những người xung quanh (đồng nghiệp, bạn bè, người thân) của bạn một câu chuyện vui về thú cưng.
34. Liệt kê ra tất cả những nickname mà bạn có thể sáng tạo cho thú cưng của mình.
35. Tích cực tham gia một tổ chức hoạt đông vì động vật và cùng phấn đấu cho sự tiến bộ và phát triển của các loài động vật.
36. Hãy tặng những thức ăn thừa, dụng cụ, quần áo mà thú cưng không dùng nữa cho một tổ chức từ thiện hoạt động cho sự tiến bộ và phát triển của các loài động vật, hoặc đơn giản là cho những chú chó / mèo đang có nhu cầu.
37. Kể chuyện về thú cưng với sự tôn trọng như là bạn đề cập đến một thành viên trong gia đình.
38. Hãy dành thời gian để tìm những cơ quan / tổ chức / diễn đàn có thể giúp đỡ bạn khi thú cưng gặp những vấn đề về sức khỏe hoặc khi bạn thất lạc bé. Hãy đối xử với bé như là một thành viên của gia đình và hãy luôn cố gắng tìm câu trả lời cho những vấn đề liên quan đến sức khỏe của bé nhé.
39. Đừng, đừng, đừng bao giờ “giận cá chém thớt” lên thú cưng bạn nhé. Điều này rất tối kỵ.
40. Bạn cũng nên dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Như vậy, bạn sẽ không quá kiệt sức khi gần gũi hay chăm sóc cho thú cưng của bạn.
41. Nếu bạn không có thời gian chăm sóc cho thú cưng, hãy thuê người để dắt thú nuôi đi bộ hằng ngày (đối với chó, ngựa…), làm sạch chuồng trại của thú cưng hoặc chăm sóc thú cưng khi bạn có việc phải đi xa. Hầu hết động vật sẽ có một lối sống lành mạnh khi chúng được duy trì những thói quen sinh hoạt thích hợp và đều đặn hàng ngày. Ngay cả khi bạn quá bận rộn, bạn vẫn luôn có thể sắp xếp để lên kế hoạc từng bước cho sức khỏe về thể chất và tinh thần cho thú cưng.
42. Hãy tìm hiểu về tính cách và nhu cầu về thể chất cũng như tinh thần của thú cưng. Từ đó, bạn nên dành thời gian để nghiên cứu cách thức thích hợp để đảm bảo những nhu cầu này đều được đáp ứng. Ví dụ: một số vật nuôi có xu hướng hòa đồng và thích có bạn bè để chơi cùng, trong khi một số khác thì lại không cảm thấy thoải mái với điều này. Vì vậy, hãy dành thời gian để thấu hiểu bé nhé.
43. Hãy chú ý quan sát để nhận biết được tính cách và sở thích cá nhân của từng thú cưng. Đừng cho rằng tất cả vẹt đều giống nhau hoặc tất cả chó lông vàng đều có chung một nhu cầu.
44. Luôn tìm hiểu những gì có thể làm cho thú cưng lo lắng và sợ hãi. Từ đó, tìm kiếm những phương án để bảo vệ bé. Ví dụ, có một số thú cưng rất sợ sấm sét hoặc bọ cánh cứng.
45. Khi bạn dắt thú cưng đi bộ, trong những khoảng thời gian nhất định, hãy để bé “cầm lái”, chỉ ra phương hướng bé muốn đi. Đừng cố gắng bắt bé luôn tuân theo sự điều khiển của mình, điều này chỉ khiến bé trở nên mệt mỏi và có xu hướng chống đối lại bạn.
46. Nếu bạn có ý định nuôi thêm một thú nuôi con trong khi đang chăm sóc cho một thú nuôi già, bạn hãy chú ý kết nối các bé lại với nhau. Đừng nên chỉ chơi đùa với thú nuôi con, mà hãy dành thời gian cho những hoạt động với vật nuôi già vì bé luôn muốn bạn gần gũi bé hơn. Đối với từng đối tượng, bạn hãy sắp xếp thời gian và đưa ra những hoạt động phù hợp để bạn luôn kết nối và tương tác với các bé.
47. Luôn giữ vệ sinh nơi ở cho vật nuôi như giường, lồng/chuồng. Mùi hôi sẽ làm bé khó chiu cũng như làm mất hứng thú chơi đùa cùng bé của bạn.
48. Không để bị ảnh hưởng quá nhiều bởi lời khuyên của những người không thấu hiểu bạn và việc chăm sóc vật nuôi của bạn. Hãy luôn tự tìm hiểu thông tin từ những nguồn đáng tin cậy và tự đưa ra quan điểm và quyết định của riêng mình. Nuôi thú cưng là công việc đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao giống như việc bạn đang chăm sóc cho đứa con của mình vậy.
49. Chiêm nghiệp về ý nghĩa thiêng liêng cho sự kết nối giữa bạn với thú cưng.
50. Và cuối cùng, hãy nhớ rằng tiền không làm cho mối quan hệ giữa bạn và thú cưng trở nên tốt đẹp hơn. Do đó, hãy dành thời gian để tự tay chăm sóc cho thú cưng của bạn thay vì mua một món đồ chơi xa xỉ hoặc thuê một người làm công việc này. Nếu bạn không có đủ tài chính để mua những sản phẩm hay dịch vụ y tế tốt nhất cho bé, hãy nhớ rằng liều thuốc chữa bệnh tốt nhất chinh là tình yêu chân thật bạn dành cho bé. Hãy “yêu” bé mỗi ngày cho đến khi bạn phải nói lời tạm biệt.

50 Cách Để Luôn Gần Gũi Với Thú Cưng - P1


1. Tạo những đoạn video clip thú vị về bạn và thú cưng khi cả hai vui chơi, và cùng nhau xem lại những đoạn clip kỷ niệm đó vào những buổi tối yên tĩnh để gắn kết thêm tình cảm.
2. Chụp ảnh thú cưng ở nơi yêu thích của bé – như lúc bé ngủ ngoan trên ghế sofa, lúc bé ngồi buồn ở cửa ra vào, hoặc lúc bé nằm ở góc sân và mong ngóng bạn về.
3. Đi dạo cùng thú cưng mỗi buổi sáng. Thay vì ngủ nướng thêm vài phút ít ỏi vào lúc sáng, hãy thức dậy sớm hơn bình thường 10 phút và dành khoảng thời gian này đi dạo với bé nhé.
4. Lên kế hoạch về khoảng thời gian và tài chính để chăm sóc thú cưng. Bạn có thể lập một tài khoản tiết kiệm dành riêng cho thú cưng để sử dụng cho các nhu cầu và mục tiêu chăm sóc sức khỏe của bé. Nếu có thể, bạn nên để cho thú cưng trải qua khóa huấn luyện đào tạo cơ bản với chuyên viên huấn luyện. Điều này giúp thú biết nghe lời hơn cũng như cư xử đúng mực hơn.
5. Để thú cưng cùng tham gia các lễ kỷ niệm và sum họp của gia đình.
6. Mang thú cưng theo trong bất cứ kỳ nghỉ nào của gia đình.
7. Ưu tiên một khoảng thời gian nhất định trong ngày để ở bên thú cưng. Bạn có thể đi thăm chú ngựa ô sau giờ ăn trưa, đi bộ phố cùng chú chó Dachshund sau giờ làm việc, hoặc bạn có thể vừa xem tin tức ban đêm vừa vuốt ve bé chuột hamster lông vàng.
8. Tổ chức ngày sinh nhật cho thú cưng / làm lễ kỷ niệm ngày thú cưng đến ở cùng gia đình bạn.
9. Làm một bài thơ về thú cưng của bạn.
10. Nếu bạn có thói quen cầu nguyện hoặc đọc kinh, hãy để thú cưng làm việc đấy cùng bạn.
11. Nếu bạn có thói quen viết nhật ký, hãy kể những kỷ niệm giữa bạn và thú nuôi vào nhật ký thú cưng.
12. Đặt ảnh của thú cưng vào album ảnh gia đình.
13. Làm album ảnh cho thú cưng để lưu giữ những kỷ niệm đẹp
14. Đóng góp cho quỹ từ thiện hoặc tổ chức hành động vì động vật với tên của thú cưng.
15. Hãy dành thời gian để tìm kiếm những bác sỹ thú y (BSTY) có tay nghề cao và yêu thương động vật. Bạn nên trao đổi với các BSTY thân thiết về một số vấn đề bạn đang quan tâm cũng như về tiền sử bệnh của thú cưng. Khi tìm kiếm BSTY, bạn nên quan tâm và thăm dò về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của BSTY cũng như về chất lượng phục vụ của BSTY, thay vì hướng về (so sánh) giá cả.
16. Nếu như bạn không có kinh nghiệm chăm sóc thú cưng, hãy học hỏi kinh nghiệm từ những BSTY hay chủ nuôi có kinh nghiệm. Bạn cũng có thể đầu tư cho những dụng cụ có chất lượng cao để tự mình chăm sóc bé hằng ngày. Còn nếu như bạn không có thời gian chăm sóc, hãy tìm người chăm sóc thú cưng có kinh nghiệm và có ý thức để bảo vệ bé.
17. Bất cứ khi nào có dự tính đi xa (du lịch, công tác…) mà không thể mang theo thú cưng, bạn hãy lên kế hoạch để chọn nơi lưu giữ và người chăm sóc cho bé. Bạn nên thăm dò tường tận và cặn kẽ một số nơi bạn cảm thấy có thể tin tưởng được, như hàng xóm, bạn bè, trung tâm lưu giữ thú cưng. Khi gửi bé ở các trung tâm, hãy lưu ý đến vấn đề thức ăn, vệ sinh, chuồng trại và đi dạo.
18. Hãy dành thời gian để nhìn sâu vào mắt của thú cưng để cảm nhận tình cảm sâu sắc của bé dành cho bạn.
19. Tùy vào mức độ tài chính của bạn, hãy tìm mua những loại thức ăn tốt nhất và phù hợp nhất cho bé.
20. Khi bé cưng bị bệnh hoặc bị thương, hãy tìm những món ăn thích hợp vừa ăn toàn mà bé lại thích ăn để bé mau chóng lành bệnh.
21. Hãy làm gương cho con cái thông qua cách bạn thể hiện sự quan tâm của mình đến thú cưng.
22. Thuê huấn luyện viên có kinh nghiệm để đảm bảo thú cưng của bạn biết cách cư xử tốt trong các sự kiện và buổi lễ của gia đình.
23. Lưu lại dấu chân, móng vuốt hoặc móng của thú cưng và lưu giữ những vật này bên mình. Như vậy, bạn sẽ luôn có bé trong tim mình.
24. Nếu bạn đang lên kế hoạch đi xa, thay đổi tình trạng hôn nhân (kết hôn, tái hôn, ly hôn), hoặc chào đón một em bé sắp chào đời, hãy xem xét các tác động của những việc đó lên thú cưng. Nếu được hãy lên kế hoạch để bé thích nghi dần dần với các thay đổi xung quanh.
25. Nếu bạn ly hôn, hãy thuê một luật sư để giúp bạn và người chồng/vợ cũ tạo ra một thỏa thuận pháp lý về quyền nuôi và trách nhiệm tài chính cho thú cưng của bạn. Hãy tôn trọng các điều khoản thỏa đã thuận của 2 bên.
 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Sắc Màu Cuộc Sống - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger