Chú chó Pep bị gán cho tội danh "sát hại" mèo cưng của vợ Thống đốc bang Pennsylvania và lĩnh án tù chung thân vào năm 1924.
Pep là chú chó săn giống Labrador từng được biết đến với tai tiếng "chú chó sát hại mèo" trên khắp nước Mỹ vào năm 1924. Trên mặt báo đăng vào thời gian này, một nhà báo đã viết rằng Pep bị buộc tội sát hại dã man... chú mèo cưng của vợ thống đốc bang Pennsylvania, Mỹ và lĩnh án tù chung thân tại Trại cải tạo Eastern State ở quận Fairmount, thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania.
Trong bức ảnh thẻ chụp từ năm 1924, Pep với bộ lông đen, đôi tai cụp xuống, cổ đeo mã số trại giam, trông như một tên tù nhân thực sự. Nhà báo này còn cho biết Pep đã tấn công và giết chết chú mèo cưng của gia đình Thống đốc Gifford Pinchot. Chú chó dữ tợn không có bất cứ biểu hiện ăn năn, hối lỗi nào. Vì vậy, Pep đã trút hơi thở cuối cùng trong tù mà không được hưởng bất cứ sự khoan hồng nào từ pháp luật.
Bức ảnh thẻ chụp Pep với mã số tù nhân gây nhiều tranh cãi thời bấy giờ.
Con trai của Thống đốc Pinchot hồi tưởng lại thời gian xảy ra scandal này, Thống đốc luôn chìm ngập trong hàng ngàn lá thư liên quan tới Pep và bản án dành cho chú do người dân gửi đến.
Thống đốc Gifford Pinchot trong nhiệm kỳ đầu tiên 1923 - 1927 đã chìm trong biển thư vì những liên quan tới Pep.
Nhưng sự thật ẩn chứa đằng sau án tù của Pep lại hoàn toàn khác. Những câu chuyện về Pep trong thời gian đó đã bị thêu dệt lên quá đà. Pep thực sự vô tội. Có chăng, tội của chú không có gì khác ngoài việc cắn rách tấm đệm ghế sofa trước ban công nhà Thống đốc Pinchot. Và tội này không nghiêm trọng tới mức phải chịu án tù.
Con trai của vị Thống đốc Pinchot cho biết Pep là một món quà của cháu trai ông gửi tặng vào năm 1923. Kể từ đó, Pep được coi là thú cưng trong gia đình Thống đốc, nhưng vào đầu năm 1924, Pep đã cắn rách tấm đệm ghế sofa của gia đình. Vì vậy, Thống đốc Pinchot quyết định phải cho chú chó ngỗ ngược này đi cách ly. Và quyết định gửi Pep vào trại cải tạo là giải pháp tốt nhất.
Được biết, trong một chuyến thăm tới bang Maine, Thống đốc Pinchot đã chứng kiến những chú chó làm nhiệm vụ giúp tù nhân cải tạo, và ông chợt nghĩ Pep có thể là một ứng cử viên sáng giá cho nhiệm vụ cao cả này.
Sau đó, Pep đã được gửi tới Trại cải tạo Eastern State nhưng không phải với tư cách là một tù nhân. Chú chó nghịch ngợm kể từ đó đã trở thành thú cưng của các tù nhân trong trại. Vào năm 1929, khi nhà tù Graterford mới được xây dựng cách đó 80km, Pep được thường xuyên đi lại giữa hai nơi và giao lưu với các tù nhân.
Pep trở thành thú cưng của các tù nhân trong Trại giam Eastern State.
Cuối cùng chú chó Pep cũng qua đời do tuổi già và được chôn cất tại khu đất riêng của nhà tù. Sau nhiều năm, tiếng xấu về Pep đã được xóa bỏ và mọi nghi ngờ về quyết định của Thống đốc Pinchot cũng được lật mở.
Trong bức ảnh thẻ chụp từ năm 1924, Pep với bộ lông đen, đôi tai cụp xuống, cổ đeo mã số trại giam, trông như một tên tù nhân thực sự. Nhà báo này còn cho biết Pep đã tấn công và giết chết chú mèo cưng của gia đình Thống đốc Gifford Pinchot. Chú chó dữ tợn không có bất cứ biểu hiện ăn năn, hối lỗi nào. Vì vậy, Pep đã trút hơi thở cuối cùng trong tù mà không được hưởng bất cứ sự khoan hồng nào từ pháp luật.
Bức ảnh thẻ chụp Pep với mã số tù nhân gây nhiều tranh cãi thời bấy giờ.
Con trai của Thống đốc Pinchot hồi tưởng lại thời gian xảy ra scandal này, Thống đốc luôn chìm ngập trong hàng ngàn lá thư liên quan tới Pep và bản án dành cho chú do người dân gửi đến.
Thống đốc Gifford Pinchot trong nhiệm kỳ đầu tiên 1923 - 1927 đã chìm trong biển thư vì những liên quan tới Pep.
Nhưng sự thật ẩn chứa đằng sau án tù của Pep lại hoàn toàn khác. Những câu chuyện về Pep trong thời gian đó đã bị thêu dệt lên quá đà. Pep thực sự vô tội. Có chăng, tội của chú không có gì khác ngoài việc cắn rách tấm đệm ghế sofa trước ban công nhà Thống đốc Pinchot. Và tội này không nghiêm trọng tới mức phải chịu án tù.
Con trai của vị Thống đốc Pinchot cho biết Pep là một món quà của cháu trai ông gửi tặng vào năm 1923. Kể từ đó, Pep được coi là thú cưng trong gia đình Thống đốc, nhưng vào đầu năm 1924, Pep đã cắn rách tấm đệm ghế sofa của gia đình. Vì vậy, Thống đốc Pinchot quyết định phải cho chú chó ngỗ ngược này đi cách ly. Và quyết định gửi Pep vào trại cải tạo là giải pháp tốt nhất.
Được biết, trong một chuyến thăm tới bang Maine, Thống đốc Pinchot đã chứng kiến những chú chó làm nhiệm vụ giúp tù nhân cải tạo, và ông chợt nghĩ Pep có thể là một ứng cử viên sáng giá cho nhiệm vụ cao cả này.
Sau đó, Pep đã được gửi tới Trại cải tạo Eastern State nhưng không phải với tư cách là một tù nhân. Chú chó nghịch ngợm kể từ đó đã trở thành thú cưng của các tù nhân trong trại. Vào năm 1929, khi nhà tù Graterford mới được xây dựng cách đó 80km, Pep được thường xuyên đi lại giữa hai nơi và giao lưu với các tù nhân.
Pep trở thành thú cưng của các tù nhân trong Trại giam Eastern State.
Cuối cùng chú chó Pep cũng qua đời do tuổi già và được chôn cất tại khu đất riêng của nhà tù. Sau nhiều năm, tiếng xấu về Pep đã được xóa bỏ và mọi nghi ngờ về quyết định của Thống đốc Pinchot cũng được lật mở.