New Videos from Youtube
Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh lạ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh lạ. Hiển thị tất cả bài đăng

Bệnh về tai ở chó


Bệnh về tai là một trong những căn bệnh phổ biến nhất mà chúng ta thấy ở vật nuôi. Tên y học của chứng viêm ống tai ngoài là “otitis externa”. Người ta thống kê có đến 20% số lượng chó bị nhiễm chứng bệnh này.

Chó là một loài vật trung thành với chủ, vì vậy rất nhiều người thích nuôi. Tuy nhiên, để chú cún sống khỏe mạnh, vui vẻ bên cạnh gia đình bạn, bạn cần hiểu rõ một số bệnh mà chúng thường mắc phải – đặc biệt là các bệnh về tai, để sớm phát hiện và chữa trị cho chúng. Những dấu hiệu của các vấn đề về tai này bao gồm:
- Mùi hôi.
- Cào hoặc cọ xát tai và đầu.
- Tai bị chảy mủ.
- Vành tai hay lỗ tai bị đỏ hoặc sưng tấy.
- Lắc đầu hoặc nghiêng đầu về một bên.
- Đau nhức quanh tai.
- Thay đổi biểu hiện như suy nhược hoặc nhạy cảm.
Giống chó Cocker Spaniel dễ mắc bệnh về tai do độ ẩm trong tai cao.
Các nguyên nhân gây bệnh về tai: Chó có thể bị các bệnh về tai bởi nhiều lý do khác nhau. Khi chúng ta thấy một chú chó bị bệnh về tai, thì cần nghĩ đến các khả năng bị mắc bệnh:
1. Dị ứng:
  Chó bị dị ứng với thức ăn hoặc thứ gì đó mà chúng nuốt vào hoặc chạm vào da của chúng. Thực tế thì bệnh về tai có thể là dấu hiệu kích ứng đầu tiên, vì kích ứng làm thay đổi môi trường bên trong tai, nên thỉnh thoảng chúng ta thấy các bệnh nhiễm trùng thứ yếu do vi khuẩn hoặc men. Nếu chúng ta chỉ điều trị nhiễm trùng tai, thì sẽ không trị hết nguồn gốc gây bệnh. Chúng ta cần trị bệnh dị ứng nữa.
2. Động vật ký sinh:
  Ve tai Otodectes cynotis là nguyên nhân phổ biến gây ra các chứng bệnh về tai ở mèo, nhưng ít phổ biến ở chó. Tuy nhiên, một số loài chó quá nhạy cảm với ve tai, và kết quả là có thể bị ngứa rất nhiều. Những chú chó này có thể cào nhiều đến nỗi làm tai của chúng bị tổn thương nặng.
3. Nhiễm trùng tai:
    Nhiều loại vi khuẩn và men Malassezia pachydermatis gây nhiễm trùng tai. Tai bình thường và khỏe mạnh có sức đề kháng tốt chống các loại sinh vật này, nhưng nếu môi trường vùng tai thay đổi do dị ứng, bất thường về hoocmon, hoặc độ ẩm, vi khuẩn và men có thể sinh sôi nảy nở rất nhiều và phá vỡ các hàng rào đề kháng này.
4. Các ngoại vật:
  Râu thực vật, những vật “bám chặt” nhỏ bé đó bám vào quần áo và lông chó, thỉnh thoảng có thể xâm nhập vào lỗ tai. Sự hiện diện của chúng gây ra kích ứng, làm chó cào tai. Vì thế khi bạn chải lông cho chó sau khi đi dạo, hãy bảo đảm rằng bạn cũng kiểm tra tai cho nó.
5. Những bất thường do hoocmon gây ra:
  Thiếu hoặc thừa nhiều loại hoocmon khác nhau có thể gây ra các bệnh về da và tai. Hoocmon tuyến giáp, glucocorticoids do tuyến thượng thận sản xuất ra và hoocmon giới tính, tất cả đều ảnh hưởng đến sức khỏe của da và tai.
6. Môi trường vùng tai:
  Vi khuẩn và men không cần một môi trường nào tốt hơn để sống là một lỗ tai ấm, tối và ẩm. Chó có tai rũ, mềm như giống chó Cocker Spaniels (giống chó săn chuyên nghiệp) có thể mắc bệnh về tai do độ ẩm quá mức hình thành trong tai của chúng.
7. Các nguyên nhân khác:
  Có nhiều bệnh di truyền hiếm hoi khác nhau xảy ra ở nhiều nhóm máu hay dòng giống khác nhau và ảnh hưởng đến tai. Các bệnh này gồm có viêm da cơ ở giống Collies và Shetland Sheepdogs, tiết nhiều bã nhờn chủ yếu ở Shar Peis và Chó săn Trắng vùng Cao nguyên. Có thể nhìn thấy ung thư biểu mô tế bào hình vảy, khối u ác tính và các khối u khác trong tai.
Giống chó Collies.
  Chẩn đoán:
    Bởi vì có nhiều nguyên nhân tiềm tàng gây ra các chứng bệnh về tai, nên chúng ta không thể chỉ nói rằng đó là một chứng bệnh nhiễm trùng tai do vi khuẩn, điều trị bằng thuốc kháng sinh sẽ hết bệnh. Thường thì cần làm nhiều việc hơn. Bác sĩ thú y có thể dùng ống soi tai để soi vào trong lỗ tai và xác định mức độ viêm lúc này, xem coi có liên quan đến màng nhĩ (màng nhĩ tai) và có bất kỳ ngoại vật, khối u, hoặc các nguyên nhân tiềm tàng khác gây ra bệnh hay không. Miếng gạc tai có thể được lấy ra, được xét nghiệm trên bản kính mang vật của kính hiển vi, được nhuộm màu và xét nghiệm vi khuẩn, men, và ve. Một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng và khám sức khỏe có thể giúp xác định rằng đây có thể là bệnh về hoocmon, dị ứng, di truyền hay không. Nếu có những dấu hiệu khả nghi, thì cần tiếp tục xét nghiệm chẩn đoán thêm. Nếu chứng nhiễm trùng do vi khuẩn không phản ứng lại với liệu pháp điều trị bằng kháng sinh ban đầu, thì cần tiến hành cấy vi khuẩn và tính nhạy cảm để lựa chọn một thuốc kháng sinh khác.
Kiểm tra tai cho chó.
Phương pháp điều trị
  Cách điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân nào đã gây ra bệnh về tai và kết quả là có những chứng bệnh thứ yếu nào. Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và thuốc chống nấm để điều trị nhiễm trùng do men. Trong các thuốc chữa bệnh này, thường có các loại Glucocorticoids như dexamethasone để giảm mức độ viêm trong tai. Các bệnh về tai do bệnh cơ thể nói chung, như bất thường về hoocmon hay dị ứng gây ra cần phải dùng liệu pháp điều trị chung cho các loài chó như thay hoocmon, xét nghiệm dị ứng và gây giãn nhạy cảm (miễn dịch trị liệu).
1. Dị ứng:
Dị ứng thường được điều trị bằng cách rửa sạch tai bằng dung dịch rửa tai, thuốc kháng hixtamin và phần bổ sung axit béo. Đôi khi cần dùng đến corticosteroids. Các loại thuốc này có thể ở dạng uống hoặc tiêm, hay có thể đắp lên chỗ dị ứng. Xét nghiệm dị ứng và miễn dịch trị liệu (gây giãn nhạy cảm) có thể là cách tốt nhất để trị bệnh về tai.
2. Ve tai:
   Ve tai có thể gây ra các mảnh vụn khô, sậm màu, dễ vỡ vụn trong tai giống như cặn bã cà phê. Đối với bệnh này, dùng thuốc điều trị kèm theo rửa sạch tai để diệt ve sẽ giúp giảm bệnh, mặc dù cách điều trị có thể cần được tiếp tục nhiều tuần tùy theo sản phẩm được sử dụng.
3. Men:
  Men có thể gây ra các chứng bệnh về tai trầm trọng. Chúng ta thường quan sát thấy một dịch tiết màu nâu giống như sáp và một mùi hôi khó chịu. Rửa sạch tai hằng ngày sẽ rất có ích, nhưng thường các chứng nhiễm trùng này rất khó điều trị, cần phải chữa bằng thuốc đặc trị vì thuốc kháng sinh không làm tan được men. Nếu bạn nghi ngờ chứng nhiễm trùng do men trong tai chú chó của mình, thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y.
4. Nhiễm trùng tai do vi khuẩn:
   Nhiễm trùng tai do vi khuẩn cũng có thể gây mùi hôi và thường có dịch tiết hơi vàng hơn. Nếu bệnh nghiêm trọng hoặc mãn tính, chỉ rửa sạch tai thôi sẽ không trị được bệnh và gần như luôn cần đến thuốc kháng sinh. Một lần nữa, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y. Nhiễm trùng bên trong lỗ tai nếu nặng thì có thể lây lan đến vùng tai giữa và tai trong. Bất kể nguyên nhân nào gây ra bệnh về tai, chúng ta phải luôn giữ tai và lỗ tai của chó sạch sẽ.
Làm sạch tai
  Tai chú chó của bạn có dạng giống chữ L và các cặn vụn thường đọng lại ở góc L. Để lấy đi các cặn vụn này, hãy đổ thuốc rửa tai vào trong lỗ tai chú chó của bạn. Thuốc rửa tai nên có tính axit nhẹ nhưng không nên làm nhói tai. Mát xa vùng dái tai trong vòng 20-30 giây để làm mềm và lấy đi các cặn vụn. Lau đi các cặn vụn mềm và cặn thừa còn lại bằng bông ráy tai. Lập lại quá trình này cho đến khi bạn thấy không còn cặn vụn nữa. Hãy để chú chó của bạn lắc đầu để lấy đi các cặn thừa còn lại. Khi làm sạch xong, nhẹ nhàng lau vành tai của chó và vùng phía dưới tai bằng khăn tắm.
Có thể dùng miếng gạc bôi bằng bông để lau sạch phần phía trong vành tai và phần lỗ tai mà bạn có thể nhìn thấy. Không nên đưa chúng sâu vào bên trong lỗ tai vì việc đó làm các cặn vụn đóng chặt trong lỗ tai hơn là giúp lấy đi các cặn vụn đó. Một số bệnh về tai rất đau đớn, chó phải được gây tê để thực hiện tốt việc làm sạch tai. Bạn có thể nhận ra rằng chú chó của mình không thích làm sạch tai bởi vì việc đó thật khó chịu. Hãy nói chuyện với chú chó trong suốt quá trình làm sạch tai. Sau khi tai đã sạch, để một lát cho tai khô. Sau đó bạn có thể bôi lên tai bất kỳ thuốc điều trị nào đã được kê đơn.
  Ngừa các bệnh về tai
    – Mấu chốt để giúp chó có được đôi tai khỏe mạnh là giữ sạch tai chúng.
    – Kiểm tra tai chú chó của bạn hằng tuần. Có thể có một lượng nhỏ cặn sáp trong đôi tai bình thường.
    – Nếu chú chó của bạn bơi nhiều, có đôi tai rũ xuống, hoặc có tiền sử mắc bệnh về tai, thì nên thường xuyên rửa sạch tai (thường là một đến ba lần mỗi tuần). Tiến hành rửa sạch tai giống như đã miêu tả phía trên.
    – Có thể hớt đi lông thừa quá mức quanh tai để có nhiều không khí hơn. Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ thú y về cách điều trị bất kỳ trạng thái tiềm ẩn nào làm chú chó của bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tai.   Cuối cùng bạn cần lưu ý, nếu chú chó của bạn có biểu biện khó chịu dữ dội, đôi tai có mùi hôi, hoặc lỗ tai trông bất thường, thì nên đem ngay đến bác sĩ thú y. Nếu chú chó của bạn có màng nhĩ bị thủng hoặc yếu, thì việc dùng dung dịch rửa tai và thuốc điều trị có thể gây hại nhiều hơn là giúp ích.

Bệnh Cầu trùng ( Canine Coccidiosis )



 Cầu trùng thuộc động vật đơn bào nguyên sinh, thường thấy là Isospora canis sống trong đường ruột của chó, gây ra bệnh tiêu chảy phần lớn ở chó con dưới 6 tháng tuổi. Chó trưởng thành ít mắc vì chúng có khả năng miễn dịch mặc dù chúng có thể mang cầu trùng ở trong đường ruột và là kho thải các noãn nang ra ngoài qua phân gây lây lan bệnh .

1. Truyền lây của cầu trùng như thế nào?
Chó con sinh ra không mang cầu trùng trong đường ruột, sau đó thường xuyên tiếp xúc với phân của mẹcó chứa noãn nang của cầu trùng, cầu trùng xâm nhập và phát triển trong đường ruột và gây bệnh. Kỳ ủ bệnh 13 ngày, ngoài chó mẹ, cầu trùng còn lây lan từ chó này sang chó khác qua tiếp xúc, phương tiện vận chuyển, bệnh viên điều trị.
2. Triệu chứng của bệnh cầu trùng :
Tiêu chảy có thể từ mức độ nhẹ tới rất nghiêm trọng tuỳ theo mức độ bệnh. Trong phân có thể có máu và dịch nhầy, đặc biệt là trong những trường hợp bệnh nặng. Con vật nôn ra các chất chứa, chán ăn, bỏăn, mất nước có thể dẫn đến tử vong..
Các bác sĩ thú y có thể xét nghiệm một lượng phân nhỏđể tìm các noãn nang cầu trùng.
3. Những mối nguy hiểm là gì ?
Mặc dù nhiều trường hợp chỉ diễn ra nhẹ, không khốc liệt nhưng tiêu chảy ra máu, mất nước, kế phát các bệnh ký sinh trùng, vi trùng, virus khác gây tử vong. Phân thải mang trùng ra môi trường làm lây lan bệnh cho chó ở nhiều lứa tuổi.
4. Điều trị bệnh cầu trùng cho chó:
Có thể dùng thuốc: sulfadimethoxine (Albon®) và trimethoprim-sulfadiazine (Tribrissen®) đều có hiệu qủa trong điều trị và phòng bệnh do cầu trùng. Tuy những thuốc này không giết chết cầu trùng nhưng có tác dụng kìm hãm sự sinh sản của chúng, việc loại bỏ cầu trùng ra khỏi ruột là không thể nhanh chóng, gồm việc ngăn chặn sự sinh sản của động vật nguyên sinh, thời gian để kháng thể hình thành trong cơ thể chúng và di tới các cơ quan. Liệu trình điều trị thường kéo dài từ 1 đến 3 tuần.
5. Phòng ngừa và kiểm soát bệnh cầu trùng như thế nào ?
Cầu trùng được phân tán đi nhờ phân của những động vật mang mầm bệnh, vì vậy việc kiểm soát chặt chẽ phân của con vật là điều rất quan trọng. Tất cả phân sẽ được loại bỏ. Chuồng nuôi cần phải được bảo đảm rằng thức ăn, nước uống không bị vấy nhiễm bởi phân. Nước sạch sẽđược cung cấp mọi lúc. Không phải đại đa số thuốc sát trùng đều chống được cầu trùng, đốt phân, hấp ướt, dội nước sôi, hoặc dung dịch NH3 loãng là những cách tốt nhất để tiêu diệt cầu trùng. Cầu trùng có thể chống lại sựđông lạnh( không bị tiêu diệt khi nhiệt độ thấp).
Gián và ruồi là những con vật có thể mang cầu trùng từ nơi này đến nơi khác.Trong trường hợp chuột và các động vật khác có thểăn phải cầu trùng và sauđó bị chó giết và ăn thịt, nó có thể gây bệnh cho chó. Bởi vậy việc kiểm soát chặt chẽ côn trùng và loài gặm nhấm là rất quan trọng trong việc phòng chống bệnh cầu trùng.
Bệnh Cầu trùng ở chó không gây bệnh cho người.
 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Sắc Màu Cuộc Sống - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger